Bí quyết 'vàng' điều trị sổ mũi khi chuyển mùa không cần dùng kháng sinh

Mỗi khi chuyển mùa, sức đề kháng của cơ thể sẽ yếu đi, lúc này các mầm bệnh như cảm, sổ mũi…sẽ tấn công, chính vì vậy bạn phải biết cách ngăn ngừa, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cảm lạnh, cúm là những căn bệnh tuy không nguy hiểm nhưng lại phổ biến, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, khiến người bệnh luôn mệt mỏi và khó chịu. Đặc biệt khi thời tiết giao mùa, thay đổi thất thường, bệnh càng bùng phát mạnh mẽ.

Ảnh: internet

Vậy nên, khi thời tiết giao mùa hoặc chuyển lạnh chúng ta nên tự bảo vệ sức khỏe bản thân trước khi cần nhờ đến sự trợ giúp của các loại thuốc kháng sinh.

Dưới đây là những biện pháp bạn nên bỏ túi để bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân:

Tập thể dục

Nếu bạn tăng cường tập thể dục, hoạt động ngoài trời nhiều hơn, sẽ có thể cải thiện sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật.

Tắm nước ấm

Ảnh: internet

Đây là biện pháp tốt nhất giúp bạn giảm cảm giác sổ mũi và cảm thấy thư giãn, tắm nước ấm sẽ giúp mũi thông và dễ thở hơn khi nước mũi chảy ra ngoài.

Ngủ đủ giấc

Khi bị cảm cúm, bạn nên tìm một nơi phù hợp để nghỉ ngơi thay vì gắng gượng đi làm hoặc tụ tập vận động.

Cơ thể chúng ta cần từ 7 – 8 giờ để kích thích phản ứng miễn dịch tự nhiên, giấc ngủ là biện pháp phòng ngừa đáng tin cậy nhất chống lại nhiễm trùng.

Hạn chế đến nơi đông người

Trừ khi bắt buộc, còn lại bạn không nên đến những nơi công cộng tập trung đông người để giảm thiểu các nguy cơ lây nhiễm bệnh. Trong những giai đoạn bệnh truyền nhiễm bùng phát thì lưu ý việc đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.

Bổ sung vitamin đầy đủ

Những lúc cảm lạnh, sổ mũi bạn nên có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các loại vitamin C từ các loại nước ép trái cây giúp tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể.

Rửa mũi mỗi ngày

Vệ sinh mũi thường xuyên giúp loại bỏ chất bụi bẩn, vi khuẩn cũng như chất dị ứng, không cho chúng tiếp xúc với niêm mạc mũi họng. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ nước biển sâu. Hoặc các dung dịch nước muối, nước cất và các dụng cụ vệ sinh mũi thông thường.

Uống nhiều nước

Ảnh: internet

Uống nước ấm là cách tốt nhất để làm mỏng dịch nhầy và ngăn chặn sự tắc nghẽn trong mũi, giúp bạn dễ thở hơn và bệnh nhanh chóng khỏi.

Ăn thêm mật ong

Bởi vì mật ong có chứa nhiều hợp chất sinh học hoạt tính, có thể cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể. Mỗi ngày duy trì việc uống mật ong 2 lần vào buổi sáng và tối sẽ có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa và điều trị cảm lạnh.

Bổ sung củ cải vào chế độ ăn hàng ngày

Củ cải chứa chất carotene, nó có một vai trò độc đáo trong việc điều trị và ngăn ngừa bệnh cảm lạnh. Món ăn phù hợp nhất để phòng tránh cảm lạnh chính là làm khoảng 1 nửa cốc trà nước sinh tố hoặc nước ép, pha thêm gừng và mật ong, đường trắng, nước vừa đủ để uống thay trà.

Các loại nước uống khi bị sổ mũi, cảm lạnh

Nước dừa

Ảnh: internet

Nước dừa có chứa đầy đủ các chất điện giải giúp bổ sung chất lỏng cho cơ thể, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ chống lại nhiễm trùng và cúm. Nước dừa còn chứa axit lauric và axit caprylic có tính chống nấm và kháng khuẩn.

Nước nóng + chanh + mật ong

Nước nóng sẽ làm dịu cổ họng bị kích thích, chanh có chứa các vitamin C giúp làm tăng hệ miễn dịch của cơ thể, mật ong là loại thuốc kháng khuẩn tự nhiên giúp giết chết các virus gây bệnh. Sự kết hợp của 3 loại nguyên liệu này chắc chắn có tác dụng hỗ trợ điều trị cảm lạnh rất hiệu quả.

Gừng

Đây là một trong những phương thuốc tuyệt vời giúp chữa ho, sổ mũi và cảm lạnh. Gừng giúp ngăn ngừa ho và giảm tắc nghẽn mũi. Ngoài ra, gừng còn là loại thuốc kháng virus rất tốt.

Bạn có thể dùng gừng pha uống như trà mỗi ngày sẽ giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh nhanh chóng nhất.

Thảo Nguyên (Tổng hợp)

Nguồn PNNews: http://phununews.vn/suc-khoe/bi-quyet-vang-dieu-tri-so-mui-khi-chuyen-mua-khong-can-dung-khang-sinh-403107/