Bí quyết giúp mẹ không lo con bị rối loạn tiêu hóa khi nghỉ Tết

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng thường gặp ở trẻ em do chức năng tiêu hóa vẫn chưa hoàn chỉnh. Vì vậy, bố mẹ cần hiểu rõ tình trạng này để có cách xử lý kịp thời.

Đâu không phải là dấu hiệu rối loạn tiêu hóa?

Đau bụng hoặc đau ngực
Sốt
Tiêu chảy
Chảy máu đường ruột

Sốt không phải triệu chứng của rối loạn tiêu hóa. Trẻ có thể bị đau bụng, nôn trớ, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy.

Nên cho trẻ uống nước trong mỗi bữa ăn.

Đúng
Sai

Sự kết hợp giữa nước và thực phẩm có thể dẫn đến tiêu hóa chậm hơn. Tốt nhất là bạn nên cho trẻ uống trước bữa ăn tối đa 15 phút hoặc khoảng 30-45 phút sau bữa ăn.

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ?

Điều kiện ăn uống kém vệ sinh
Chế độ ăn thiếu chất xơ
Trẻ hấp thụ kém

Chế độ ăn ít chất xơ là một trong những nguyên nhân chính khiến nhu động ruột bị chậm và gây táo bón.

Đâu không phải là triệu chứng liên quan đến khó tiêu?

Cảm thấy quá no sau bữa ăn bình thường
Đau vùng thượng vị từ nhẹ đến nặng
Đi phân đen
Cảm giác nóng rát vùng thượng vị

Phân đen là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm như xuất huyết đường tiêu hóa do viêm loét hoặc ung thư đường tiêu hóa. Nó cũng gây ra bởi một số loại thuốc như thuốc bổ sung sắt.

Vừa ăn vừa xem TV hoặc máy tính có thể khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

Đúng
Sai

Thói quen này cản trở quá trình tiêu hóa vì cơ thể bị phân tâm, không tập trung năng lượng vào việc tiêu hóa thức ăn. Nó có thể dẫn đến chướng bụng, đầy hơi, khó chịu sau khi ăn.

Thực phẩm nên cho trẻ ăn nhiều khi trẻ bị tiêu chảy.

Trái cây có múi
Cá, tôm
Chuối

Chuối hồi phục chức năng bình thường của ruột, đặc biệt khi trẻ bị tiêu chảy. Các loại trái cây có múi như cam, chanh, bưởi có tính lạnh, khiến cho người bị tiêu chảy ăn vào sẽ càng nghiêm trọng. Cá, tôm có chứa các phân tử protein kích ứng. Chúng dễ lọt qua hàng rào đường ruột, lọt vào máu, gây ra phản ứng dị ứng thực phẩm, càng khiến bé đau bụng và nôn trớ.

Các loại rau cải có thể gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

Đúng
Sai

Các loại rau họ cải như cải bắp, bông cải xanh... chứa nhiều loại đường phức tạp khó tiêu hóa như raffinose. Chúng cũng giàu chất xơ hòa tan, khó bị phân hủy, gây đầy hơi, khó chịu ở dạ dày.

Nếu trẻ bị bệnh celiac (không dung nạp glutein), bạn không nên cho trẻ ăn gì?

Các loại rau lá xanh đậm
Chocolate
Sữa
Lúa mì, lúa mạch

Glutein có nhiều trong lúa mì, lúa mạch. Vì vậy, loại bỏ glutein ra khỏi chế độ ăn uống sẽ cải thiện triệu chứng bệnh celiac của trẻ, làm lành các tổn thương trong ruột non. Một số thực phẩm chứa glutein khác như ngũ cốc, mỳ ống, thực phẩm chế biến sẵn.

Trẻ nôn mửa kèm theo dấu hiệu nào thì nên đưa trẻ tới bệnh viện?

Tiêu chảy
Đau bụng
Chán ăn

Bạn nên cho trẻ đi khám nếu trẻ bị nôn mửa có máu, nôn nhiều hơn 1 lần mỗi ngày kèm theo tiêu chảy, mất nước.

Phương Mai

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/bi-quyet-giup-me-khong-lo-con-bi-roi-loan-tieu-hoa-khi-nghi-tet-post909789.html