Bí mật về lớp tàu ngầm đầu tiên do Liên Xô tự chế tạo

Cách đây hơn 90 năm, tàu ngầm số 1 lớp Dekabrist do Liên Xô chế tạo đã gia nhập Hạm đội Baltic, trở thành tàu ngầm đầu tiên của lực lượng hải quân Liên Xô.

Tháng 11/1930, tàu ngầm phóng lôi diesel-điện cỡ lớn lớp Dekabrist do Liên Xô nghiên cứu, chế tạo là những con tàu đầu tiên hoàn thành nhiệm vụ khám phá các khu vực hiểm trở phía Bắc.

Tháng 11/1930, tàu ngầm phóng lôi diesel-điện cỡ lớn lớp Dekabrist do Liên Xô nghiên cứu, chế tạo là những con tàu đầu tiên hoàn thành nhiệm vụ khám phá các khu vực hiểm trở phía Bắc.

Lớp tàu ngầm này được phát triển bí mật và thiết kế đặc biệt cho hạm đội Liên Xô. Chương trình được phê duyệt vào năm 1926 và được thông qua vào tháng 2/1927. Tàu ngầm D-1 được đặt làm vào ngày 5/3/1927 tại nhà máy đóng tàu Baltic ở Leningrad và ra mắt vào ngày 9/11/1928.

Theo thiết kế, tàu ngầm đầu tiên của Liên Xô có 7 khoang. Các ống phóng ngư lôi được đặt ở khoang đầu tiên. Sau đó là khu sinh hoạt chính cho các thành viên thủy thủ đoàn. Khoang trung tâm đặt các thiết bị điều khiển tàu ngầm, trong khi kho vũ khí được đặt ở khoang thứ 4, phòng máy ở khoang thứ 6. Các động cơ điện nằm trong khoang cuối cùng.

Ngày 12/11/1930, tàu ngầm D-1 được tiếp nhận vào hạm đội Baltic. Tổng trưởng Lực lượng Hải quân Liên Xô Romuald Muklevich, khi đó đã gửi một bức điện chúc mừng từ Matxcơva cho Lực lượng biển Baltic, về việc đưa vào vận hành tàu ngầm Dekabrist. Theo đó, D-1 là “đứa con đầu tiên” của ngành đóng tàu và là trang bị ngầm mới nhất của Liên Xô lúc bấy giờ.

Tàu ngầm lớp Dekabrist có hai trục với các cánh quạt ba cánh, sử dụng hai động cơ diezel MAN/Kolomna 1.100 mã lực, hai động cơ điện PG-20 525 mã lực, cộng với hai động cơ điện 50 mã lực mỗi động cơ và 60 pin lưu trữ DK.

Khi hoạt động ở mức trung bình, tàu có tốc độ 26 km/h khi nổi lên, 17 km/h khi lặn xuống. Để so sánh, tàu ngầm Type VIIB đời đầu của Đức có khả năng đạt tốc độ tối đa 32,8 km/giờ khi nổi và 14,1 km/giờ khi lặn. Vì vậy, mẫu tàu này của Liên Xô lặn xuống nhanh hơn, mang lại cơ hội sống sót tốt hơn.

Hai năm sau, các cuộc thử nghiệm nghiên cứu đặc biệt được tổ chức để xác định tất cả các chỉ số kỹ thuật và chiến thuật của con tàu. Kết quả chỉ ra rằng, các tàu ngầm kiểu Dekabrist có độ rẽ nước tốt, không thua kém các tàu ngầm cùng loại của Anh và Mỹ đương thời.

Tàu ngầm lớp Dekabrist được hiện đại hóa rộng rãi vào năm 1940. Trong thế chiến hai, ba chiếc trong số chúng đã bị mất tích trên biển thuộc Hạm đội Phương Bắc, có trụ sở tại Arkhangelsk. Chiếc D4 bị đánh chìm vào năm 1943 bởi hai chiếc U-Boat của Đức Quốc xã. Hai chiếc cuối cùng tồn tại cho đến cuối những năm 1950.

Mùa hè năm 1933, tàu ngầm D-1 cùng với một chiếc tàu ngầm cùng loại D-2, đã thực hiện thành công hành trình dọc theo kênh Biển Trắng, Baltic. Tháng 8/1933, cùng với sự xuất hiện của tàu ngầm Dekabrist, lực lượng tàu ngầm Phương Bắc trở thành lữ đoàn tàu ngầm của Hạm đội phương Bắc.

Tuy nhiên, sau đó lớp tàu ngầm này đã xuất hiện các lỗi kỹ thuật, nghiêm trọng nhất là tốc độ lặn không đủ nhanh và độ ổn định khi chìm kém.

Ngoài ra, các đơn vị chế tạo đã mắc phải những sai sót trong thiết kế, chẳng hạn như ngăn một phần của động cơ, làm phức tạp việc bảo trì và có nguy cơ quá nhiệt, cũng như các vấn đề chất lượng thường gặp trong ngành công nghiệp Liên Xô.

Tháng 1/1940, khi đang thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, chiếc D-1 bị chìm. Nguyên nhân thực sự dẫn đến vụ tai nạn trên vẫn chưa được tiết lộ. Nhưng có giả thiết cho rằng, tàu ngầm đã vượt quá độ lặn cho phép. Năm 2018, vị trí chìm tàu được xác định vào tại độ sâu 250m ở Vịnh Motovsky.

Tuy vậy, lớp Dekabrist trở thành tàu ngầm đầu tiên của lực lượng phương Bắc, có khả năng thích nghi trong các điều kiện khí hậu khắc nghiệt ở vùng cực. Sau khi sửa chữa, lớp tàu ngầm này được vũ trang bằng khẩu B-24 hiện đại hơn, thay cho khẩu B-2 trước đó.

Hiện nay, một trong những chiếc tàu ngầm loại này, chiếc D-2 "Narodovolets" được trưng bày trong bảo tàng ở thành phố Saint Petersburg. Nguồn ảnh: BMDP.

Cách tàu ngầm vận hành và tác chiến trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/bi-mat-ve-lop-tau-ngam-dau-tien-do-lien-xo-tu-che-tao-1501032.html