Bí mật 'sốc' tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc

Hóa ra tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc được thiết kế từ việc tháo tung nghiên cứu hai tàu ngầm…đồ chơi mua được từ Mỹ và Hồng Kông.

Theo Nhân dân Nhật báo, hôm 15/10, Hải quân Trung Quốc đã tiến hành di chuyển tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của nước này vào bến cảng Bảo tàng Hải quân nằm ở thành phố ven biển Thanh Đảo. Ảnh: Chinanew

Tất nhiên trước khi đưa vào bảo tàng, toàn bộ lò phản ứng hạt nhân trên tàu cùng các chất thải hạt nhân, thiết bị vận hành lò phản ứng có liên quan đều bị loại bỏ, làm sạch môi trường trong tàu đảm bảo an toàn cho khách thăm quan cũng như môi trường xung quanh. Ảnh: Chinanew

Đây cũng là chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc được cho nghỉ hưu sau 40 năm phục vụ không có mấy nét tiêu biểu nào. Sở dĩ nói vậy bởi trong suốt hàng chục năm phục vụ, các tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc nói chung không thực hiện các hoạt động tuần tra chiến đấu vùng biển xa mà chủ yếu loanh quanh ở biển gần. Có nguồn tin cho rằng, các tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc đều tồn tại vấn đề bất ổn trong thiết kế khiến nó không an toàn cho lắm. Ảnh: Chinanew

Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Hải quân Trung Quốc thuộc lớp Type 091 (hay còn có định danh khác là 09-I, NATO gọi là lớp Hán) được thiết kế bởi nhà khoa học động lực hạt nhân Peng Shilu và Huang Xuhua. Ảnh: Wiki

Chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên mang số hiệu 401 được hạ thủy trong năm 1970 tại nhà máy Bột Hải, Hồ Lô Đảo và chính thức biên chế năm 1974. 4 chiếc khác (402, 403, 404, 405) được biên chế vào các năm 1980, 1984, 1988 và 1991. Ảnh: Wiki

Đáng chú ý, chính nhà phát triển Huang Xuhua - Giám đốc viện thiết kế tàu ngầm của Trung Quốc thừa nhận rằng, tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc Type 091 lớp Hán được thiết kế và phát triển dựa trên một mô hình tàu ngầm đồ chơi của Mỹ. Ảnh: Wiki

Theo Huang, sau khi ông tiếp nhận vai trò giám đốc thiết kế dự của dự án tàu ngầm hạt nhân Type 091 từ một công trình sư khác là Peng Shilu, Huang đã nhận thấy rằng thiết kế hình dáng suôn thẳng không phù hợp cho một tàu ngầm hạt nhân khi nó phải hoạt động ở tốc độc cao hay lặn ở độ sâu 300m. Trong khi đó với tàu ngầm có thiết kế thân hình giọt nước thì mặt phẳng tiếp xúc của thân tàu là tròn, nó chỉ chịu một lực ma sát tối thiểu trong khi duy trì sự ổn định ở độ sâu lớn. Ảnh: Globalmilitaryreview

Trong giai đoạn tàu ngầm hạt nhân Type 091 được phát triển, Trung Quốc không thể nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào từ bên ngoài do bị cấm vận công nghệ bởi cả Mỹ và Liên Xô. Để đẩy nhanh tiến độ Huang đã quyết định mua 2 tàu ngầm đồ chơi do Mỹ chế tạo từ Hồng Kông và từ Mỹ. Sau khi tháo tung hai tàu ngầm đồ chơi này mà Trung Quốc đã nắm được thiết kế tàu ngầm thân hình giọt nước của Mỹ. Ảnh: Globalmilitaryreview

Type 091 có lượng giãn nước khi lặn 5.500 tấn, dài 98m, rộng 10mn, mớn nước 7,4m. Con tàu được trang bị một lò phản ứng hạt nhân làm mát bằng áp lực nước cung cấp năng lượng cho tàu hoạt động 20-30 năm. Ảnh: Globalmilitaryreview

Tuy nhiên, công nghệ động lực hạt nhân cho tàu ngầm Type 091 bị kêu ca là ồn ào, màn che bức xạ kém gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe thủy thủ đoàn. Ảnh: Globalmilitaryreview

Hệ thống vũ khí của tàu ngầm hạt nhân Type 091 không thua xa các tàu ngầm Liên Xô và Mỹ, dù là phát triển sau. Theo đó, trên tàu chỉ có 6 ống phóng ngư lôi 533mm cho phép triển khai các ngư lôi tự dẫn và thủy lôi. Ảnh: Globalmilitaryreview

Type 091 hoàn toàn không có khả năng phóng tên lửa hành trình hay tên lửa đạn đạo. Dù cho hiện Trung Quốc tự chế tạo được tên lửa phóng ngầm nhưng việc trang bị lên Type 091 gặp khó khăn khi con tàu không có khả năng bắn tên lửa trong trạng thái ngập nước. Ảnh: Globalmilitaryreview

An Ninh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/bi-mat-soc-tau-ngam-hat-nhan-dau-tien-cua-trung-quoc-770302.html