Bí mật rùng rợn về xác ướp người lớn 6000 tuổi trong tư thế thai nhi

Không thể tưởng tượng được rằng, xác ướp 6000 tuổi nguyên vẹn đến từng chi tiết mặc dù có niên đại vượt xa cả thời Ai Cập cổ.

Nhắc đến "thuật ướp xác" người ta nghĩ ngay ra những con người bí ẩn ở thời Ai Cập cổ đại, họ chết đi mang theo bí thuật này đến vùng đất vĩnh hằng – nơi các vị thần bảo trợ cho Pharaoh sinh tồn.

Thế nhưng, ở một nơi trên sa mạc, có một hiện tượng không thể tưởng tượng nổi, một xác ướp có niên đại hơn cả nghìn năm so với những xác ướp Pharaoh nổi tiếng.

Sau khi khám phá ra ngôi mộ cổ ẩn mình dưới lớp cát, các nhà khoa học "lạnh gáy" khi trước mặt họ là một xác ướp của người đàn ông trưởng thành trong tư thế của một bào thai.

Xác ướp được quấn bằng vải với các đồ tùy táng theo kèm.

Xác ướp được quấn bằng vải với các đồ tùy táng theo kèm.

Xác ướp người đàn ông này trong khoảng độ tuổi từ 20-30 tuổi khi qua đời. Nó được Bảo tàng Ai Cập mua lại từ Turin, Ý và có niên đại từ 3.700 đến 3.500 năm TCN.

Xác ướp này được bọc bởi vải lanh và những đồ tùy táng đi cùng. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm thấy một công thức gồm: Đường, một chất keo đặc kẹo cao su, một loại nhựa của hạt cây có tác dụng kháng khuẩn dùng để ướp xác.

Các nhà khoa học cho biết xác ướp này quá cổ, có từ trước khi chữ viết ra đời vì thế công thức ướp xác có thể được truyền lại qua những lời kể.

Các xét nghiệm đầu tiên cho thấy đây có thể là xác ướp sớm nhất của Ai Cập được phát hiện. Những hợp chất, công thức sử dụng để ướp xác cũng được tìm thấy trong các xác ướp sau đó 2.500 năm - thời kì đỉnh cao của nghệ thuật ướp xác ở Ai Cập.

Ngoại trừ quả tim, toàn bộ nội tạng và não được người Ai Cập cổ hút hết để nhằm giữ cho xác ướp không bị phân hủy.

Hơn 100 năm trước, người ta phát hiện xác ướp ở Ai Cập. Thế nhưng, vị trí phát hiện chưa được công bố chính xác mặc dù có nhiều nguồn tin cho biết nó ở thành phố cổ Gebelein bên bờ sông Nile.

Những người Ai Cập cổ tin rằng việc ướp xác giúp họ có được một cuộc sống tốt hơn ở thế giới bên kia, sau khi qua đời, thể xác vẫn là "nhà" cho các linh hồn khi họ chết.

Do vậy, nếu thi thể bị phân hủy thì linh hồn sẽ không còn "nhà". Để bảo tồn thể xác giống như lúc còn sống để đảm bảo giữ lấy linh hồn, người Ai Cập thực hiện ướp xác, nhờ đó đã hình thành nên nghệ thuật ướp xác.

Địa vị trong xã hội khi còn sống của người chết sẽ quyết định quy trình ướp xác cũng như địa điểm chôn cất.

Sau khi moi ruột, cơ thể chết được nhúng vào một dung dịch khử trùng như rượu cọ. Sau đó, thân thể được bao phủ và nhồi vào bên trong bằng các túi natron giúp làm khô cơ thể và ngăn chặn phân hủy. Cuối cùng, cơ thể được bọc lại bằng vải lanh, đôi khi được ướp cùng các hương liệu.

Sau khi ướp xác, những người thân trong gia đình sẽ tổ chức đám tang để tiễn đưa người quá cố. Người Ai Cập cổ đại còn có tục lệ "mở miệng" để cho người chết ăn uống lại.

Sau đó, quan tài mới được đặt vào mộ cùng với hành lý, quần áo, thức ăn, nước uống và những vật dụng có giá trị để người đã mất bắt đầu hành trình về thế giới bên kia.

Xác của các Pharaon được đặt trong các kim tự tháp hùng vĩ, còn những người dân thường chỉ được ướp xác đơn giản và đặt trong hầm mộ đơn giản.

Nguyên Anh (Nguồn Live Science)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/bi-mat-rung-ron-ve-xac-uop-nguoi-lon-6000-tuoi-trong-tu-the-thai-nhi-a482942.html