Bí mật phong thủy trăm năm ẩn giấu trong Tử Cấm Thành

Tử Cấm Thành là nơi ở của 24 hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh. Cung điện này được xây dựng ở vị trí đắc địa phong thủy. Thêm nữa, các kiến trúc bên trong Tử Cấm Thành cũng ẩn chứa những bí mật phong thủy thú vị.

Được xây dựng tại Bắc Kinh, Trung Quốc từ năm 1406 - 1420, Tử Cấm Thành có 9.999 gian phòng. Trong hơn 5 thế kỷ, cung điện hoàng gia tráng lệ rộng 720.000 m2 này là nơi ở của 24 hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh.

Được xây dựng tại Bắc Kinh, Trung Quốc từ năm 1406 - 1420, Tử Cấm Thành có 9.999 gian phòng. Trong hơn 5 thế kỷ, cung điện hoàng gia tráng lệ rộng 720.000 m2 này là nơi ở của 24 hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh.

Minh Thành Tổ - Chu Đệ là người cho xây dựng Tử Cấm Thành - cung điện bằng gỗ lớn nhất thế giới tồn tại đến ngày nay. Sở dĩ ông hoàng này chọn địa điểm xây dựng Tử Cấm Thành ở trung tâm Bắc Kinh ngày nay bởi vì đây là vị trí đắc địa phong thủy.

Dưới thời phong kiến, triều đình rất coi trọng tìm kiếm địa điểm có phong thủy cực tốt để xây dựng hoàng cung vì cho rằng nó liên quan mật thiết đến sự hưng thịnh của triều đại.

Hoàng đế Chu Đệ cho mời nhiều chuyên gia phong thủy tìm kiếm, xem xét và lựa chọn địa điểm tốt nhất để xây dựng Tử Cấm Thành. Sau khi xem xét các địa điểm, họ đã chọn được vị trí ở trung tâm Bắc Kinh ngày nay.

Sở dĩ như vậy là vì vị trí đắc địa phong thủy xây dựng Tử Cấm Thành có địa thế "núi sau sông trước". Cung điện dựa lưng vào núi Yên Sơn, trước mặt đối diện với biển Bột Hải ở phía Đông.

Sau khi chọn được địa điểm cân bằng, hài hòa giữa yếu tố con người và nhà cửa với môi trường xung quanh, tất cả các cung điện bên trong Tử Cấm Thành đều được xây dựng quay mặt về hướng Nam. Sở dĩ như vậy vì người Trung Quốc xưa quan niệm hướng Nam tiên thiên Bát quái là hướng Càn (quẻ Càn tượng trưng cho Trời). Vì vậy, hướng Nam được coi là điềm lành cho bậc đế vương.

Các cung điện bên trong hoàng cung cũng được xây dựng để đạt được sự cân bằng tối đa giữa âm và dương. Tử Cấm Thành có một trục chính chạy từ Bắc xuống Nam, chia toàn bộ cung điện thành 2 phần: phần phía Đông tượng trưng cho dương và phần phía Tây tượng trưng cho âm.

Mọi sảnh dọc trục chính này đều nhìn về phía Nam, bên trái là dương - nơi mặt trời mọc, bên phải là âm - nơi mặt trời lặn.

Do đó, cung điện mà hoàng đế thường xuyên lui tới là Càn Thanh Cung - tượng trưng cho dương nên xây ở phía Nam đối xứng với nơi ở của hoàng hậu là Khôn Ninh Cung xây ở phía Bắc tượng trưng cho âm.

Toàn bộ kiến trúc trong Tử Cấm Thành đều được xây dựng dựa trên các yếu tố âm dương, thuật ngũ hành. Nhờ vậy, cung điện hoàng gia này trở thành một trong những công trình có phong thủy đặc biệt nhất lịch sử.

Mời độc giả xem video: Kinh hoàng bão cát khổng lồ tại Trung Quốc. Nguồn: THĐT1.

Tâm Anh (theo CH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/bi-mat-phong-thuy-tram-nam-an-giau-trong-tu-cam-thanh-1753929.html