Bí mật ít ai hay về sinh vật 'dị' ở nơi sâu nhất TG

Sinh vật 'dị' sống ở nơi sâu nhất Trái đất thường có hình dạng và cấu tạo khác xa so với những loài động vật chúng ta thường thấy được hiển hiện rõ ràng dưới ống kính khoa học, tiết lộ nhiều bất ngờ.

Dragonfish là loài sinh vật "dị" sống ở nơi sâu nhất Trái đất. Sống ở độ sâu từ 2-5km dưới lòng biển tối om, loài cá này có một cái vòi phát sáng để thu hút con mồi đến gần miệng chúng.

Dragonfish là loài sinh vật "dị" sống ở nơi sâu nhất Trái đất. Sống ở độ sâu từ 2-5km dưới lòng biển tối om, loài cá này có một cái vòi phát sáng để thu hút con mồi đến gần miệng chúng.

Chimaera hay còn gọi là cá mập ma được tìm thấy ở độ sâu từ 50 mét cho tới hàng nghìn mét. Đây là loài động vật săn mồi dưới lòng đại dương và với phạm vi hoạt động rộng lớn như vậy các nhà khoa học cho rằng đáng lẽ ra số lượng của chúng phải rất lớn chứ không thể đứng bên bờ tuyệt chủng như hiện nay được.

Goblin Shark hay cá mập yêu tinh sống ở vùng nước sâu khoảng 10km. Mặc dù vậy, chúng ta chưa biết nhiều về loài động vật này vì thực tế ngoài các bức ảnh chụp ra các nhà khoa học chưa bao giờ bắt được một con cá mập yêu tinh dù nó còn sống hay đã chết cả.

Ở độ sâu quá 10km, các loài động vật thường có hình dáng cực kỳ gớm ghiếc nhưng phần lớn trong số chúng lại ăn phù du. Trên hình là con Fangtooth hay còn gọi là cá răng nanh với những chiếc răng nhọn hoắt nhưng lại ăn phù du. Chúng có mắt nhưng hoàn toàn bị mù.

The Black Swallower là một con quái vật dưới lòng đại dương, chúng có độ dài chỉ 25cm nhưng sống được ở vùng nước sâu đến... 10km. Chiếc bụng của nó có khả năng chứa số lượng trứng nhiều gấp 7 lần trọng lượng cơ thể.

Ở độ sâu 5km nơi hoàn toàn không có ánh sáng và tách biệt với thế giới bên ngoài, loài Hatchetfish có lớp da trong suốt và cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng mặc dù chúng hoàn toàn... không có mắt.

Gulper Eel sống ở tầng đáy của đại dương với độ sâu từ 4 cho tới 10km. Loài động vật có hàm răng gớm ghiếc thực chất lại ăn phù du.

Big Red Jellyfish là một loài sứa có thể có độ dài lên tới một mét. Loài vật này sống ở độ sâu khoảng 2km dưới lòng biển và với cấu tạo cơ thể của chúng, các nhà khoa học cho rằng chúng vẫn có khả năng sống được ở những nơi có độ sâu hàng... chục nghìn mét.

Vampire Squid hay có thể dịch ra là "mực ma cà rồng" sống ở độ sâu khoảng 2km và đặc biệt đoạn đầu những xúc tua của chúng cứng như móng vuốt.

Frilled Shark thường được tìm thấy ở biển Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Đây là loài động vật ăn phù du có thể lặn xuống độ sâu hơn 1km dưới lòng biển.

Mời quý vị xem video: Thợ lặn hãi hùng vì sinh vật khổng lồ như bao cao su xuất hiện trước mặt. Nguồn video: Dailymail

Lưu Thoa (theo LT)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kham-pha/bi-mat-it-ai-hay-ve-sinh-vat-di-o-noi-sau-nhat-tg-1213077.html