Bí mật đằng sau tượng sư tử biển nổi tiếng Singapore

Singapore có tới 7 bức tượng sư tử biển nổi tiếng Merlion, nhưng bức tượng gốc nằm ở đâu? Đó là một trong những nhiều điều thú vị không phải ai cũng biết.

Merlion - Biểu tượng và là niềm tự hào của người dân Singapore.

Nhắc tới Singapore, cái tên đầu tiên “bật lên” trong đầu sẽ là biệt danh “đảo quốc sư tử” nổi tiếng. Biệt danh này để gợi nhớ tới Merlion – biểu tượng tự hào của “quốc gia sạch sẽ nhất thế giới”.

Merlion vốn là con thú đầu sư tử, mình cá, vốn từ lâu là biểu tượng ở quốc gia châu Á này, với chiếc đuôi cá tượng trương cho sự khởi đầu của quốc gia từ một làng chài ven biển.

Mới đây, thông tin về tượng sư tử biển trên đảo Sentosa sẽ bị dỡ bỏ để nhường chỗ cho một dự án mới lối liền bờ biển phía Bắc và phía Nam của đảo, gây nhiều nuối tiếc với du khách trong và ngoài nước. Cụ thể, kể từ ngày 20/10/2019, du khách sẽ không còn nhìn thấy biểu tượng cao 37m trên đảo Sentosa nữa. Và những thông tin về Merlion lại được cư dân mạng tìm kiếm nhiều hơn bao giờ hết.

Hãy cùng nhìn lại những điều thú vị ít biết về bức tượng sư tử biển nổi tiếng, trước khi công trình bị dỡ bỏ.

Truyền thuyết về con thú đầu sư tử mình cá

Mang trong mình một truyền thuyết về con thú có đầu sư tử, mình cá, tượng Merlion được nhà động vật học người Anh Alec Fraser-Brunner thiết kế vào năm 1964 để trở thành biểu tượng của Hội đồng xúc tiến du lịch Singapore, nay là Ủy ban Du lịch Singapore (STB).

Đầu sư tử liên quan tới Sang Nila Utama, Hoàng tử Srivijaya – người từng đặt tên cho hòn đảo là Singapura, hay "thành phố sư tử" trong tiếng Phạn sau khi ông phát hiện ra con vật. Tuy nhiên, trên thực tế, người ta chưa tìm thấy sư tử sinh sống ở khu vực này.

Chiếc đuôi cá tượng trưng cho sự khởi đầu của đất nước vốn từ một làng chài nhỏ đi lên. Đó là câu chuyện được lấy từ những ghi chép trong lịch sử, khi vào đầu thế kỷ 14, Singapore từng là một bến cảng thịnh vượng.

Bức tượng gốc nằm ở sông Singapore

Singapore sở hữu 7 bức tượng Merlion, nhưng bức tượng gốc nằm ở cửa sông Singapore, do nhà điêu khắc Lim Nang Seng chế tác. Điều này được ông Lý Quang Diệu công bố vào năm 1972. Được biết, bức tượng gốc do ông Kwan Sai Kheong, cố đại sứ Singapore tại Philippines thiết kế.

Bức tượng gốc nằm ở sông Singapore. (Nguồn: Singapore TravelHolic)

Do tầm nhìn của tượng bị cản trở khi cây cầu Esplanade xây dựng vào năm 1997 nên người ta đã di chuyển Merlion cách vị trí ban đầu khoảng 120 m vào năm 2002.

Với chiều cao 8m, nặng 50 tấn, bức tượng hiện tại đang đứng ở công viên viên Merlion nhìn ra Vịnh Marina. Công trình không hề đơn độc khi sư tử con có kích thước bằng ¼ chiều cao sư tử lớn, với vảy làm từ đĩa sứ, nằm cách đó không xa.

Có 7 tượng sư tử biển ở Singapore

Singapore sở hữu tổng cộng 7 bức tượng sư tử biển Merlion, bao gồm cả Sentosa Merlion và hai bức tượng tại công viên Merlion.

Hai trong số 4 bức tượng cao 3 m, đang nằm ở núi Faber và trụ sở của Hội đồng Du lịch Singapore gần đường Grange. Trong khi đó, hai tượng sư tử biển còn lại có một cặp nằm ở khu trung tâm trong đại lộ Đại lộ Ang Mo Kio.

Tượng sư tử biển ở Sentosa xây vào năm 1995

Bức tượng sắp bị dỡ bỏ nằm trên đảo Sentosa, xây vào năm 1995, do nhà điêu khắc người Australia James Martin thiết kế. Bức tượng trị giá 8 triệu USD, đồng thời cũng là tượng sư tử biển cao nhất tại Singapore.

Bức tượng ở đảo Sentosa. (Nguồn: Headout)

Trước khi công trình bị dỡ bỏ kể từ ngày 20/10/2019 tới đây, du khách đừng quên ghé thăm để chụp ảnh lần cuối cùng. Người dân địa phương từ 60 tuổi trở lên sẽ được miễn phí vé vào.

Ngủ với tượng sư tử

Năm 2011, nghệ sỹ người Nhật Tatzu Nishi đã thiết kế một khách sạn với bức tượng gốc đặt trong phòng sang trọng. Sau khi ra mắt trước truyền thông, rất nhiều du khách đã đặt phòng để trải nghiệm cảm giác mới lại này.

Vô số các “bản sao” chu du khắp nước ngoài

Là biểu tượng ở Singapore, tượng sư tử biển còn có vô số “bản sao” chu du khắp nước ngoài.

Một "bản sao" ở nước ngoài. (Nguồn: The Straits Times)

Tại Hakodate, một bức tượng của Merlion là biểu tượng của tình bạn giữa thành phố lớn thứ ba của Hokkaido và Singapore. Bức tượng có chiều cao 8.6 m, cùng chiều cao với bức tượng gốc. Công trình dựng nên vào năm 1989 tại bãi biển Nanaehama với tư cách là một “vị Thần” bảo vệ, trông chừng tàu tới cảng Hakodate.

Một bức tượng nữa nằm ở vườn bác thảo Nambo tỉnh Chiba, hay một số “bản sao” nằm ở nhiều nơi khác trên thế giới.

H.A

(theo Dân trí/Straitstimes/Littledayout)

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/bi-mat-dang-sau-tuong-su-tu-bien-noi-tieng-singapore-101805.html