Bi hài vụ án nhóm trộm kéo xe ba gác lang thang khắp nơi

Cả hai bị cáo đã tác động gia đình bồi thường thiệt hại cho người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án.

Tòa hỏi bị cáo Sang: “Trước khi vụ án này xảy ra, trước đó mấy ngày bị cáo đã đi ăn trộm đúng không?”. Sang: “Dạ đúng”. Tòa: “Ăn trộm gì?”. Sang: “Dạ cũng lồng sắt phế liệu”. Tòa: “Lần đó ăn trộm có trót lọt không?”. Sang: “Dạ không”.

Tòa: “Bị cáo không sợ pháp luật à? Có người rủ đi ăn trộm là đi ngay?. Lần đầu ăn trộm cũng không lọt, còn bị xử phạt 1,5 triệu đồng, đến nay còn chưa nộp phạt.

Lần thứ 2 ăn trộm, cũng không lọt, phải ra đứng đây”. Hai giờ chiều. Cái nắng vàng hoe tràn vào hành lang nơi tầng 4 TAND thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế). Khán phòng vốn im ắng lạnh lẽo cũng trở nên nóng ấm trước ánh mặt trời gay gắt hắt vào từng dãy ghế.

Hai bị cáo tại tòa.

Hai bị cáo tại tòa.

Lời khai bị cáo

Vụ trộm xảy ra vào lúc giữa trưa của 4 tháng trước. Hôm đó, Nguyễn Bảo Toàn (29 tuổi, ngụ huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) gọi điện thoại cho Hồ Thanh Sang (22 tuổi, ngụ thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) nhờ đến quán nét gần siêu thị Big C Huế chở đi có việc.

Sang không có xe nhưng vẫn đồng ý, rồi mượn xe của bố ruột chạy đến chở Toàn về khu vực gần cầu vượt Thủy Dương (thuộc phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy).

Tại đây, Toàn gặp một người phụ nữ tên Tình (không rõ lai lịch) để mượn một chiếc xe ba-gác. Sau khi mượn được xe ba-gác, Sang chở Toàn ngồi sau kéo xe ba-gác đi lên hướng thành phố Huế. Trên đường đi, Toàn rủ Sang trộm cắp sắt ở công trình xây dựng.

Sang đồng ý. Cả hai đến trước nhà số 4 đường Xuân Thủy (thuộc phường Vỹ Dạ, Huế) thì thấy có 3 lồng sắt phi 10, có trọng lượng khoảng 110 kg/ lồng, được dùng để đúc bê tông cống thoát nước. Đây là tài sản của công ty LY MEX.

Cả hai “đạo chích” quan sát thấy không có người trông giữ nên đã bưng một lồng sắt bỏ lên xe ba-gác, rồi chở về điểm thu mua phế liệu tại xã Phú Thượng, huyện Phú Vang bán. Bán xong lồng sắt, thấy“dễ ăn”, cả hai“đạo chích”lại tiếp tục quay lại chổ cũ lấy tiếp 2 lồng sắt còn lại, chở về Phú Vang bán tiếp. Tổng số tiền bán 3 lồng sắt là 2 triệu đồng.

Cả hai chia nhau tiêu xài hết. Sau khi bán ba lồng sắt cho điểm thu mua phế liệu ở Phú Vang, Toàn và Sang cùng nhau đưa xe ba-gác về trả lại cho bà Tình. Theo định giá, 3 lồng sắt hai bị cáo trộm cắp nặng 326 kg, là loại sắt ròn, có giá trị 5,2 triệu đồng.

Bị cáoToàn nghiện ma túy đã nhiều năm. Có vợ và 1 con năm nay đã 8 tuổi. Năm 2010, Toàn từng bị TAND quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) xử phạt 2 năm tù về tội“Tàng trữ trái phép chất ma túy”.

Năm 2017, Toàn nhiều lần có hành vi trộm cắp tài sản nên bị công an thành phố Huế xử phạt hành chính 2 triệu đồng. Năm 2018 bị xử phạt hành chính 1 triệu đồng vì hành vi “Tàng trữ trái phép chất ma túy”.

Gia đình có điều kiện về kinh tế, nhưng Toàn học hết 12 thì nghỉ học, sau đó ở nhà, không nghề nghiệp. Bị cáo Sang mới 22 tuổi, chưa có vợ con. Không sa vào con đường ma túy, nhưng Sang nghiện game.

Mới học đến lớp 8 thì nghỉ học, bởi thời gian la cà ở quán nét còn nhiều hơn thời gian ngồi trên ghế nhà trường. Sau khi nghỉ học, bị cáo theo cha học nghề cắt chìa khóa, nhưng niềm “đam mê” game theo thời gian cứ tăng lên chứ không hề giảm.

Trong một lần thiếu tiền chơi game, Sang đi trộm tàisản và bị xử phạt hành chính 1,5 triệu đồng, đặt dấu mốc vào con đường phạm pháp. Tòa hỏi bị cáo Toàn, hai bị cáo kéo xe ba gác quanh thành phố, thấy cái gì trộm cái đó hay đã biết chỗ ăn trộm?

Toàn khai, trước đó mấy ngày trong một lần đi uống cà phê, thấy trên đường Xuân Thủy có mấy lồng sắt. Bị cáo nghĩ đó là sắt phế liệu không đáng giá nên mới ăn trộm.

“Sắt người ta đã chế thành khung rồi. Bị cáo nói là sắt phế liệu, chỉ là chống chế. Bị cáo ăn trộm bán lấy tiền làm gì? Có phải sử dụng ma túy không?”. “Dạ để chơi game”. “ Thanh niên 17,18 tuổi, đi ăn trộm lấy tiền chơi game còn có thể hiểu. Bị cáo năm nay gần 30 tuổi, đã có vợ, cũng có con, sao còn làm ra hành vi nông nỗi này?”. Toàn im lặng.

Tòa hỏi bị cáo Sang: “Trước khi vụ án này xảy ra, trước đó mấy ngày bị cáo đã đi ăn trộm đúng không?”. Sang:“Dạ đúng”. Tòa:“Ăn trộm gì?”. Sang:“Dạ cũng lồng sắt phế liệu”. Tòa: “Lần đó ăn trộm có trót lọt không?”. Sang:“Dạ không”. Tòa: “Bị cáo không sợ pháp luật à? Có người rủ đi ăn trộm là đi ngay?. Lần đầu ăn trộm cũng không lọt, còn bị xử phạt 1,5 triệu đồng, đến nay còn chưa nộp phạt.

Lần thứ 2 ăn trộm, cũng không lọt, phải ra đứng đây. Ăn trộm lần 1, lần 2 đều bị bắt. Nếu có đi ăn trộm thêm lần 3, lần 4 nữa, bị cáo cũng bị bắt thôi. Nếu có lần sau, lần sau nữa, bị cáo cũng ra đứng ở đây thôi. Mà nếu thế thật, thì còn đâu tuổi xuân nữa.

Bị cáo có nghề làm chìa khóa, thì nên chăm chỉ học nghề, làm nghề, rồi sống cuộc sống tử tế. Hiện bị cáo chưa nghiện ma túy. Mong rằng trong suốt quãng đời sau này, bị cáo sẽ đủ tỉnh táo để tránh xa ma túy. Bị cáo Toàn đã nghiện, thì cần phải có nghị lực để cai nghiện. Mình còn có gia đình, con cái để chăm lo nữa. Không thể cứ sống vất va vất vưởng được”.

Hai người mẹ

Hai người mẹ đến tòa, không mang theo nhiều thức ăn như nhiều bà mẹ khác. Họ chỉ cầm ítthứ con traithích. Mẹ bị cáoToàn mang theo cho con trai mấy chiếc bánh ngọt, còn mẹ Sang mang theo một hộp cháo bò.

Mẹ Sang bảo, bà nội biết hôm nay ra tòa, nên đặc biệt nấu cho cháu trai. Nhưng giờ nghị án, Sang xua tay không ăn. Phía bên kia, mấy chiếc bánh ngọt cũng bị Toàn “ngó lơ”.

Mẹ Sang cầm hộp cháo cứ nặn nỉ con ăn, nhưng Sang lắc đầu. Bà nhìn hộp cháo vẫn còn âm ấm trong tay đầy tiếc nuối. Biết lát sẽ không gửi được theo xe về trại, nên bà tần ngần hỏi: “Lát mang về cất trong tủ, mai hâm nóng rồi bới lên trại có được không?”.

Mẹ bị cáo Toàn ngồi xích lại gần con trai, liên tục tỉ tê. Bà bảo Toàn: “Mẹ ngồi ở đây đã thấy nhục nhã, ê chề, xấu hổ vô cùng, chứ đừng nói phải đứng ở chỗ của con. Không lẽ con không xấu hổ”. Câu hỏi của người mẹ rớt trong im lặng.

Người mẹ bảo, nhà có điều kiện, việc kinh doanh không có ai lo, không có ai làm, trong khi con trai lại suốt ngày chỉ biết ăn chơi.

“Vợ thì bỏ, con không ai lo, bản thân thì đi tù. Mình đi tù,sau này tội cho con cái vì có người cha tù tội. Mẹ già rồi, 60 tuổi rồi, không thể sống mãi với con được. Mẹ đâu thể lo cho con cả đời cả kiếp được. Con mới ba mươi tuổi. Ít nhất cũng phải sống 40 năm nữa, không lẽ 40 năm tới, con muốn tiếp tục sống như những ngày qua?”.

Giọng người mẹ khổ sở, nghẹn ngào. Gia đình bị cáo Sang có hoàn cảnh hơn. Cha làm nghề sửa chìa khóa, mẹ buôn bán dạo.

“Ngày trước hắn hiền lắm. Vì game mà ra nông nỗi ri đây”, mẹ Sang than thở. Bà bảo con trai, mình ngã ở đâu thì đứng dậy ở đó, làm lại cuộc đời. Sống ở đời, quý nhất là biết sai mà sửa. Mẹ già rồi, 12 giờ trưa, nắng muốn xỉu mà vẫn phải đi buôn đi bán.

Con còn trẻ, khỏe, lưng dài vai rộng, sao chỉ biết lo chơi. Lần này ở trong trại, lo mà cải tạo cho tốt rồi về. Trong khi hai người mẹ ngồi rủ rỉ khuyên con, thì hai cậu con trai lại im lặng. Có lẽ, càng nói càng đau lòng, bà mẹ nào mắt cũng ươn ướt.

Chút thời gian nghị án ít ỏi, chẳng đủ để hai bà mẹ trải lòng. Tiếng chuông báo hiệu giờ tuyên án đã réo vang. Theo HĐXX, cả hai bị cáo Toàn và Sang không phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nào.

Cả hai bị cáo đã tác động gia đình bồi thường thiệt hại cho người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án; phạm tội nhưng gây thiệt hại không lớn; thành khẩn khai báo nên được hưởng những tình tiết giảm nhẹ theo quy định.

Riêng bị cáo Sang còn được hưởng thêm tình tiết giảm nhẹ là “Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng. Tòa tuyên phạt bị cáo Toàn 1 năm tù, bị cáo Sang 6 tháng tù.

Hà Lê

Nguồn Pháp Luật Plus: http://phapluatplus.vn/bi-hai-vu-an-nhom-trom-keo-xe-ba-gac-lang-thang-khap-noi-d80299.html