Bị bệnh vảy nến có cần ăn kiêng?

Người mắc bệnh vảy nến hay bị tái phát. Người bệnh thắc mắc có cần ăn kiêng không và ăn kiêng chất gì để bệnh ổn định?

Tôi mắc bệnh vảy nến nhiều năm nay, gần đây bệnh hay tái phát hơn. Có người nói tôi không chịu ăn kiêng nên bệnh nặng lên. Xin hỏi tôi có cần ăn kiêng không và ăn kiêng chất gì để bệnh ổn định?

Hoàng Vũ Hoa ( Bắc Ninh)

Nghiên cứu cho thấy, các chất béo bão hòa, thịt đỏ, carbohydrate đơn giản, hoặc rượu làm trầm trọng thêm bệnh vẩy nến. Ngược lại, các acid béo omega-3, vitamin D, vitamin B12, chất xơ, genistein, selenium hoặc chế phẩm sinh học cải thiện bệnh vẩy nến hoặc các bệnh đi kèm. Điều chỉnh chế độ ăn có thể góp phần quan trọng cho việc kiểm soát bệnh vẩy nến, bên cạnh việc sử dụng các thuốc điều trị đặc hiệu. Chế độ ăn kiêng cá nhân hóa có thể được đề xuất cho từng bệnh nhân dựa trên tình trạng dinh dưỡng và tình trạng bệnh vẩy nến và các bệnh đi kèm. Tùy theo thời điểm bệnh bùng phát, bác sĩ dinh dưỡng có thể có những tư vấn cụ thể hơn về chế độ ăn uống phù hợp với từng bệnh nhân nếu cần thiết. Nói chung, bệnh nhân vẩy nến nên thực hiện chế độ ăn với thành phần thích hợp của chất béo và đường, ăn đủ cá / hải sản có vỏ, đậu tương, và chế độ ăn giàu chất xơ, tránh ăn quá nhiều thịt đỏ, đường đơn và rượu. Các acid béo không bão hòa như DHA hoặc EPA có thể được khuyến nghị. Bệnh nhân béo phì có thể cân nhắc sử dụng chế độ ăn ít calo để giảm cân. Bệnh nhân vẩy nến có nồng độ vitamin D hoặc selen trong huyết thanh thấp có thể được xem xét để bổ sung vitamin D hoặc selen tương ứng. Tuy nhiên, chỉ thay đổi chế độ ăn đơn thuần không mang lại hiệu quả điều trị rõ rệt mà cần kết hợp với các thuốc điều trị đặc hiệu.

Điều chỉnh chế độ ăn có thể góp phần quan trọng cho việc kiểm soát bệnh vẩy nến.

Điều chỉnh chế độ ăn có thể góp phần quan trọng cho việc kiểm soát bệnh vẩy nến.

BS. Phương Anh

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/bi-benh-vay-nen-co-can-an-kieng-n191576.html