Bị áp chế điện tử, 'rồng lửa' Buk quay ngược tấn công kíp trắc thủ?

Truyền thông ủng hộ Ukraine đăng clip ngắn cho biết một hệ thống phòng thủ 'Rồng lửa' Buk-M3 Nga bị áp chế điện tử khiến cho chúng quay ngược tấn công kíp trắc thủ, hiện phía Moscow chưa lên tiếng về thông tin này. Và cũng có thông tin đây là hệ thống Buk của Ukraine bị áp chế...

Thông tin cho rằng hệ thống phòng thủ "Rồng lửa" Buk-M3 Nga bị áp chế điện tử khiến cho nó quay ngược tấn công kíp trắc thủ đang khiến giới quan sát quan tâm đặc biệt.

Thông tin cho rằng hệ thống phòng thủ "Rồng lửa" Buk-M3 Nga bị áp chế điện tử khiến cho nó quay ngược tấn công kíp trắc thủ đang khiến giới quan sát quan tâm đặc biệt.

Theo dữ liệu sơ bộ, vụ việc được cho là xảy ra ở vùng Alchevsk phía Đông Ukraine, trong đoạn clip có thể thấy hệ thống phòng không này đã bắn ra một quả tên lửa đánh chặn, tuy nhiên ngay khi vừa lao vút lên nó liền quay ngược lại và đánh trúng ngay kíp trắc thủ vận hành hệ thống này.

Chiến trường Ukraine đang diễn ra các cuộc áp chế điện tử rất mạnh của cả hai bên.

Truyền thông ủng hộ Kiev thì cho rằng đoạn clip trên chính là hệ thống phòng thủ Buk-M3 của Nga đang tác chiến tại Ukraine

Tuy nhiên số khác lại cho rằng, đây có thể là hệ thống Buk-M2 của Ukraine đã bị quân đội Nga áp chế điện tử khiến nó quay ngược tấn công quân nhà.

Hiện cả Nga và Ukraine đều chưa đưa ra thông tin chính thức về việc hệ thống phòng thủ Buk bị áp chế điện tử và quay lại tấn công kíp trắc thủ.

Mạnh nhất trong gia đình tên lửa phòng thủ tầm trung Buk huyền thoại đó chính là phiên bản Buk-M3.

Có thể nói, hệ thống phòng không Buk-M3 Nga là một trong những tổ hợp phòng không tầm trung uy lực nhất thế giới hiện nay.

Nga cũng đã quyết định tung hệ thống Buk-M3 vào chiến trường Ukraine trong một động thái để đối phó với chiến đấu cơ và các tên lửa đạn đạo chiến thuật của Kiev.

Ngoài ra hệ thống này cũng rất thích hợp để tiêu diệt các máy bay không người lái. Hiện Ukraine đang có trong tay chiếc UAV Bayraktar TB2 uy lực mua từ Thổ Nhĩ Kỳ.

Buk-M3 NATO định danh là SA-27 là hệ thống phòng không tầm trung nguy hiểm của Nga được phát triển và trang bị vào năm 2016.

Hệ thống tên lửa phòng thủ tầm trung này được thiết kế để bảo vệ các lực lượng mặt đất, kho tàng và cơ sở hạ tầng khỏi sự tấn công các thiết bị bay, thiết bị gây nhiễu và hỏa lực đối phương.

Hệ thống tên lửa Buk-M3 sở hữu những đặc tính kỹ thuật vượt trội hơn "người tiền nhiệm" Bu-M1/2, khi chúng có thể tiêu diệt bất kỳ mục tiêu bay nào như máy bay chiến thuật, máy bay chiến lược, trực thăng, tên lửa hành trình hay bom dẫn đường, ở độ cao 15.000 - 35.000m và ở khoảng cách lên đến 70 km.

Buk-M3 có thiết kế gọn nhẹ, nhưng dự trữ đạn của hệ thống này lại lên tới 12 tên lửa, một con số rất đáng nể.

Buk-M3 có khả năng cơ động cực cao, triển khai nhanh, đánh chặn các mục tiêu bay kể cả những mục tiêu đạn đạo và khí động học trong điều kiện nhiễu mạnh.

Đạn tên lửa 9M317M sử dụng nhiên liệu rắn, có chiều dài 5,08 m, đường kính 0,36 m và sải cánh 0,82 m.

Tên lửa có khả năng tiêu diệt mục tiêu bay với tốc độ tối đa 3.000m/s (10.800km/h, tương đương gần Mach 10), ở cự ly xa đến 2,5-70km và độ cao từ 15m tới 35km.

Với đầu đạn nặng 62kg, tên lửa áp dụng phương thức nổ cận đích tạo chùm mảnh định hướng để tăng xác xuất tiêu diệt mục tiêu, trong môi trường bị nhiễu mạnh.

Đặc biệt 9M317M được lắp đầu tự dẫn đa chế độ gồm chế độ quán tính có hiệu chỉnh vô tuyến pha giữa và radar di động doppler chủ động ở pha cuối, từ đó cho hiệu suất đánh trúng mục tiêu cực cao.

Với những tính năng như vậy Buk-M3 được coi là một trong số những hệ thống phòng thủ tầm trung quan trọng của quân đội Nga.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/bi-ap-che-dien-tu-rong-lua-buk-quay-nguoc-tan-cong-kip-trac-thu-post508693.antd