Bí ẩn về 18 vị La Hán chùa Tây Phương

Ngay dưới chân các vị La Hán được nghe những câu chuyện kỳ bí, nửa thực nửa hư được người dân nơi đây truyền miệng từ đời này sang đời khác....

Chùa Tây Phương nằm trên núi Câu Lậu nay thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội. Chùa nằm ở vị trí thoáng, sơn thủy hữu tình, mặt chính chùa quay ra phía Đông nhìn thấy núi Rùa, hướng Tây là sông Tích, hướng Nam là núi Con Voi, hướng Bắc là núi Ba Vì.

Nơi đây, những pho tượng La Hán đã đi vào thi ca và vẫn còn hiển hiện “mỗi người một vẻ, mặt con người”. Và nữa, khi ta cố leo qua mấy trăm bậc đá ong đến chân các La Hán, tĩnh lặng, tỉ mỉ ngắm và độc thoại với chính mình, mới thấy rằng con người luôn là vô minh.

Một góc chùa Tây Phương

Một góc chùa Tây Phương

Phan Huy Ích khi về thăm chùa đã có bài thơ rằng:

“Câu Lậu chót vót

Nước chảy quanh vòng

Một ngọn cao ngút

Vụ trị khơi lòng

Đạo gửi ở không

Cội gốc khôn cùng

Lòng người bản thiện

Đời đời thủy chung”.

Bí ẩn lịch sử chùa Tây Phương

Truyền thuyết kể lại rằng, sự ra đời của ngôi chùa gắn liền với quá trình truyền bá Phật giáo vào Việt Nam. Muộn hơn vài thế kỷ, câu chuyện lại nghiêng sang một hướng khác, gắn với nhân vật Cao Biền – Tiết độ sứ thời nhà Đường (864 - 868) đã từng cai trị An Nam và đến đây xây dựng một kiến trúc tôn giáo, với ý đồ chặn long mạch xứ này.

Chùa được xây dựng vào thời nhà Mạc, nhưng không chứng minh. Niên đại này có thể tin được, vì đầu thế kỷ 17 vào những năm 30 chùa đã phải sửa chữa lớn, hơn nữa trong chùa còn hai tấm bia đều bị mờ hết chữ nhưng còn đọc được rõ tên bia ở mặt ngoài là Tín thí và Tây Phương sơn Sùng Phúc tự thạch bi (mặt bia kia áp vào tường hồi tòa chùa giữa nên không đọc được), các hoa văn trang trí thuộc phong cách nghệ thuật cuối thế kỷ 16 sang đầu thế kỷ 17.

Năm 1554, chùa được xây lại trên nền cũ. Năm 1632, chùa xây dựng thượng điện 3 gian và hậu cung cùng hành lang 20 gian. Năm 1660, Tây Đô Vương Trịnh Tạc cho xây lại chùa mới. Đến năm 1794 dưới thời nhà Tây Sơn, chùa lại được đại tu hoàn toàn với tên mới là "Tây Phương Cổ Tự" và hình dáng kiến trúc còn để lại như ngày nay. Chùa Tây Phương còn có tên gốc là Sùng Phức Tự và Hoàng Sơn Thiếu lâm tự.

Đặc biệt hơn cả là 18 pho tượng La Hán lớn bằng người thật trong các tư thế khác nhau ở hai bên tường lâu của thượng điện. Giống như nhà thơ Huy Cận miêu tả, mỗi vị là một nỗi khổ, cử chỉ, dáng điệu riêng thể hiện những tính cách khác nhau khá sinh động và hiếm thấy trong nghệ thuật điêu khắc cổ nước ta.

Tại sao có 18 vị La Hán trong Phật giáo?

Trong Phật giáo, Thập Bát La Hán là 18 vị tu luyện tới cực hạn, vĩnh viễn giải thoát khỏi luân hồi, còn được gọi là Vô Cực Quả hoặc Giả Vô Học Quả.

La Hán trong Phật giáo có ba ý nghĩa:

Một là “sát tặc”, tức là loại bỏ mọi buồn phiền. Phật giáo dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi mê muội, vọng tưởng, nghi hoặc, bởi nó chính là nguyên nhân gây nhiễu loạn nội tâm thanh tĩnh, trở ngại chi tu hành, mang tới tình cảm tai hại. La Hán diệt bỏ mối họa này.

Hai là “ứng cung”, gọi là chính quả La Hán, đã đoạn diệt với tất cả những nguyên nhân có thể dẫn tới sinh tử lưu chuyển, cả người thanh tĩnh, được trời cung dưỡng.

Ba là “vô sinh”, tức là La Hán đã tiến vào cảnh giới Niết Bàn vĩnh hằng bất biến, không cần bước vào luân hồi sinh tử, là cảnh giới bất sinh bất diệt.

Khi thuyết về 18 vị La Hán hưng khởi, người ta lý giải ý nghĩa của con số 18 là vì số 9 là số may mắn, bội số của 9 là 18 cũng là một con số rất tốt lành. Vì thế nên La Hán có 18 vị, chứ không phải 16 vị. Thực chất, mọi con số trong Phật giáo đều chỉ mang tính chất ước lệ tương trưng, hầu như không có căn cứ chính xác.

Thương Na Hòa Tu (Sanakavasa). Thương Na Hòa Tu là một nhà truyền giáo lớn của Phật giáo thời sơ khởi. Sự nghiệp của ông gắn với một câu chuyện mang đậm tính triết lý với người học trò là Ưu Ba Cúc Đa.

Nhiều du khách đến Tây Phương đều tò mò ngắm các tượng La Hán. 18 bức tượng người đứng kẻ ngồi, pho thì ngước mặt lên trời chỉ vào mây khói; pho thì hững hờ với ngoại vật, tì cằm trên đầu gối nhếch môi cười một mình nửa tinh nghịch, nửa mỉa mai.

Có pho tượng với vẻ mặt hân hoan tươi tắn, khổ người đầy đặn tròn trĩnh; Có pho tượng khác thể hiện vẻ mặt đăm chiêu lạ thường; lại có pho như đang đắn đo phân bua hay đang thì thầm trò chuyện cùng ai đó.

Có vị thân hình gầy gò, mặt dài, nhỏ, gò má cao, môi mỏng. Nói như nhà điêu khắc Lê Đình Quỳ, thì: “Chưa thấy pho tượng nào diễn tả y phục một cách hiện thực mà lại đẹp đến thế. Dáng điệu một tay cầm gậy, một tay để trên gối rất thoải mái, đôi bàn tay trông thấy rõ từng đốt xương bên trong. Những người thợ mộc xa xưa thật đầy tài nghệ”.

18 vị La Hán đạt tới cảnh giới bất sinh bất diệt, được người người cung dưỡng, có thể cắt đứt tất cả cảm xúc nhiễu loạn tu hành.

Chùa Tây Phương được Thủ tướng Chính phủ trao quyết định là Di tích quốc gia đặc biệt vào tháng 12/2015. Mỗi năm có khoảng gần một triệu người đến tham quan chùa Tây Phương nhất là vào dịp lễ Tết đầu năm. Tuy nhiên ngồi dưới chân núi nghe những câu chuyện li kỳ về ngôi chùa Tây Phương quả thật thú vị...

Còn tiếp...

xem thêm video:

/**/

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhvietnam.com/bi-an-ve-18-vi-la-han-chua-tay-phuong-d139880.html