Bí ẩn tượng chó đá ở lăng mộ cổ khắp Việt Nam

Người Việt vốn có tục thờ chó đá từ lâu đời dựa trên quan niệm tiếng chó sủa có thể xua đuổi được ma quỷ. Vì vậy, xưa kia chó đá thường được đặt trước cổng nhà, cổng đền miếu, lăng mộ... như một linh vật với ý nghĩa cầu phúc, trừ tà.

Một trong hai chó đá đặt theo cặp trước hương án tại lăng đá Quận Vân ở thôn Nỏ Bạn, xã Vân Tảo, huyện Thường Tín, Hà Nội. Cặp chó đá ở khu lăng mộ này được tạo hình khá mềm mại và sinh động trong tư thế nằm.

Một trong hai chó đá đặt theo cặp trước hương án tại lăng đá Quận Vân ở thôn Nỏ Bạn, xã Vân Tảo, huyện Thường Tín, Hà Nội. Cặp chó đá ở khu lăng mộ này được tạo hình khá mềm mại và sinh động trong tư thế nằm.

Một chó đá khác của lăng Quận Vân nằm ở khu cổng lăng. Tượng chó này hiện không còn rõ hình dạng.

Cặp chó đá tạo hình khá đơn giản nằm hai bên lối vào lăng Quận Nghi ở xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Trước cổng vào khu thành nội của lăng Quận Nghi có một cặp chó đá khác được tạo hình khá rất đẹp.

Góc nhìn khác về chó đá lăng Quận Nghi.

Cặp chó đá dặt trước cổng lăng Quận công Phạm Đôn Nghị ở xã Lại Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội.

Đôi chó ở lăng Phạm Đôn Nghị được tạc ngồi phủ phục trên bệ, cổ đeo chuông nhạc với vòng nhạc tròn, mô típ quen thuộc của chó đá Việt Nam.

Cặp chó đá trước cổng lăng Quận công Phạm Mẫn Trực, cũng nằm ở xã Lại Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Tạo hình của các chó đá này có phần thô mộc hơn so với chó đá lăng Phạm Đôn Nghị ở gần đó.

Tượng chó đá bên trái cổng lăng bị lún một phần dưới đất theo thời gian.

Chó đá phía trước lăng đá quan Đề đốc, một lăng mộ cổ khác nằm ở xã Lại Yên, Hoài Đức, Hà Nội.

Cận cảnh chó đá ở lăng đá quan Đề đốc.

Chó đá cao gần 1,5m ở lăng Quận Mãn, phường An Hoạch, TP Thanh Hóa.

Chó đá ở đền thờ Quận công Nguyễn Đình Huấn, thôn Tiên Hội, xã Tiên Hội, Đông Anh, Hà Nội.

Xem clip: Phong tục đón xuân vui Tết ở Việt Nam.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/bi-an-tuong-cho-da-o-lang-mo-co-khap-viet-nam-1001818.html