Bí ẩn Thung lũng chết thuộc top nguy hiểm nhất hành tinh

Được tình cờ phát hiện trong thế kỷ 20, cho đến nay, Thung lũng Chết trên bán đảo Kamchatka thuộc vùng Viễn Đông Nga vẫn được xếp vào danh sách một trong những khu vực nguy hiểm nhất hành tinh.

1. Thung lũng Chết trên bán đảo Kamchatka, Nga được phát hiện từ bao giờ?

A. 1920

B. 1925

C. 1930

Đáp án C. Vào những năm 1930, hai người thợ tình cờ đi đến một khu vực kỳ lạ dưới chân núi lửa Kikpnych, trên vùng thượng nguồn sông Geyzernaya ở phía đông Bán đảo Kamchatka. Trước mắt họ là một vùng đất khô cằn không cỏ cây hoa lá. Mặt đất bao phủ đầy xác động vật chết khô. Trong khi chưa hiểu chuyện gì xảy ra, hai thợ săn bỗng cảm thấy đau đầu dữ dội, lồng ngực cảm giác như bị tấm đá đè nặng. Họ lập tức quay lại đường cũ, nhanh chóng rời khỏi khu vực kỳ lạ này. Đây là quyết định đã cứu mạng chính họ. May mắn sống sót trở về cũng là lúc họ đem câu chuyện và những trải nghiệm kỳ dị của mình chia sẻ cho dân làng. Câu chuyện của họ nhanh chóng được đồn ra xa. Những năm 1940 và 1950 chứng kiến những người ưa mạo hiểm dấn thân vào vùng đất lạ để tìm hiểu rõ thực hư. Tuy nhiên, không một ai trở về. Dân làng sống gần nhất kể lại rằng, 80 người đã ra đi và vĩnh viễn không trở lại.

2. Nhà khoa học nào đầu tiên thám hiểm vùng đất nghĩa địa đáng sợ?

A. Vladimir Leonov

Đáp án A. Năm 1975, một nhóm các nhà núi lửa học dẫn đầu bởi nhà khoa học Liên Xô Vladimir Leonov tiến hành cuộc thám hiểm vùng đất nghĩa địa đáng sợ. Ngày 28/7/1975, đoàn của Vladimir Leonov tiến đến vùng đất nơi họ chứng kiến xác động vật và chim chóc nằm chết la liệt trên nền đất hoang. Ba ngày sau đó, các nhà khoa học khoanh được vùng nguy hiểm của Thung lũng Chết, và kết luận rằng, người dân và khách du lịch đã ở gần vùng đất chết rất nhiều lần mà không hề hay biết. Khám phá này trở thành một trong những phát hiện mang tính lịch sử của Bán đảo Kamchatka. Đoàn khoa học của Vladimir Leonov giống như "hoa tiêu" giúp cho hàng chục nghiên cứu và tìm hiểu của giới khoa học toàn Liên Xô được thực hiện suốt từ năm 1975 đến 1983.

B. Igor Dyatlov

C. Lyudmila Dubinina

3. Nguyên nhân nào biến Kamchatka trở thành Thung lũng Chết đáng sợ đến vậy?

A. Bom nguyên tử

B. Nước nhiễm độc

C. Khí độc

Đáp án C. 8 năm sau kể từ cuộc thám hiểm khoa học đầu tiên, giới khoa học đã giải mã được nguyên nhân biến Kamchatka trở thành Thung lũng Chết đáng sợ đến vậy. Theo đó, Thung lũng Chết là một vùng đất nhỏ, rộng 500m và dài 2000m. "Sát thủ vô hình" gây ra cái chết hàng loạt ở vùng đất này là do khí độc thoát ra từ hoạt động của núi lửa gần đó gây nên. Hỗn hợp các loại khí độc gồm Hydrogen sulfide (H2S), Carbon dioxide (CO2), Sulphur dioxide (SO2), Carbon disulfide (CS2) cùng một số khí độc khác. Chúng tích tụ ở vùng đất thấp, kín gió trong thung lũng và tạo nên "hồ khí độc", có thể giết bất cứ sinh vật nào nếu bị ngấm độc đủ lâu.

4. Thời gian nào khí độc phát ra nhiều nhất?

A. Tháng 11-12

B. Tháng 1-5

C. Tháng 5-10

Đáp án C. Các nhà khoa học chứng minh khoảng thời gian từ tháng Năm đến tháng Mười hàng năm, vùng đất này sẽ trở thành "sát thủ tự nhiên" đáng sợ nhất bởi đó là lúc tuyết tan, tạo cơ hội giải phóng các loại khí độc ra bên ngoài. Những nạn nhân đầu tiên phải kể đến là các loài chim tìm đến các con sông băng để uống nước. Rồi đến các loài cáo, sói, gấu đến săn mồi và uống nước. Sở dĩ, xác động vật đã chết phần lớn còn nguyên vẹn là do xác chúng được vùng đất khí độc "bao bọc" khỏi các loài vi khuẩn phân hủy xác.

5. Bí ẩn lớn nhất mà các nhà khoa học chưa thể trả lời được tại Thung lũng Chết này là gì?

A. Núi lửa tại sao phun trào

B. Tại sao động vật không chạy

Đáp án B. Bí ẩn lớn nhất mà các nhà khoa học chưa thể trả lời được tại Thung lũng Chết này là tại sao động vật không chạy khi chúng xuất hiện các triệu chứng ban đầu? Một số nhà khoa học cho rằng các nguyên tố trong khí của thung lũng có thể gây tê liệt một phần cơ thể các loài động vật khiến chúng không thể di chuyển hoặc bay đi xa, nhưng điều này chưa được chứng minh. Mặc dù sở hữu cảnh quan tự nhiên đẹp mắt, nhưng Thung lũng Chết được chính phủ Nga cách ly hoàn toàn, cấm mọi hoạt động du lịch tại đây.Tuy nhiên, khi đến Bán đảo Kamchatka, khách du lịch vẫn có thể ngắm cảnh quan, cũng như Thung lũng mạch nước nóng, các núi lửa đang âm ỉ cháy.

C. Vì sao dòng sông băng lại tan chảy

6. Có bao nhiêu núi lửa ở Bán đảo Kamchatka ?

A. 140

B. 150

C. 160

Đáp án C. Bán đảo Kamchatka dài khoảng 1.250 km ở miền Viễn Đông nước Nga, với diện tích khoảng 472.300 km². Nó nằm giữa Thái Bình Dương (về phía đông) và biển Okhotsk (về phía tây). Ngoài khơi bán đảo này về phía Thái Bình Dương là rãnh Kuril-Kamchatka với độ sâu lớn nhất là 10.500 m.Bán đảo Kamchatka, quần đảo Commander, đảo Karaginsky tạo thành vùng Kamchatka của Nga. Phần lớn trong số 322.079 cư dân là người Nga, và dân tộc thiểu số lớn nhất là người Koryak sinh sống ở quận tự trị Koryakia nằm ở phía bắc bán đảo với khoảng 13.000 người (2014).Bán đảo Kamchatka nổi tiếng với 160 núi lửa, 19 trong số đó được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Bán đảo cũng là nơi nhận lượng mưa lên tới 2.700 mm mỗi năm.Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã thử nghiệm tầm xa và độ chính xác các loại tên lửa của mình bằng cách phóng chúng từ các khu vực tiêu chuẩn và sử dụng bán đảo Kamchatka như là khu vực của các mục tiêu.

7. Bán đảo Kamchatka nổi tiếng với loại đại bàng nào?

A. Đại bàng biển Steller

Đáp án A. Bán đảo Kamchatka có hơn 15.000 con gấu nâu, 10.000 con cừu tuyết, 1.500 con tuần lộc, chó sói, cáo, và cá sấu - chưa kể đến một nửa số đại bàng biển Steller khổng lồ trên thế giới sinh sống tại đây. Các khu vực ven biển là nơi sinh sống của chín loài cá voi, các loài chim biển khổng lồ và hàng ngàn loài rái cá biển.Đại bàng vai trắng, đại bàng Thái Bình Dương hay đại bàng biển Steller, tên khoa học Haliaeetus pelagicus, là một loài chim săn mồi lớn trong gia đình Accipitridae. Nó sống ở vùng ven biển ở Đông bắc Á bao gồm vùng ven biển Viễn Đông của Nga, ven biển Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và quần đảo Nhật Bản, với thức ăn chủ yếu là các loài cá và một số loài chim biển (chim mòng biển, ó biển, hải âu cổ rụt..). Trung bình chúng nặng khoảng 5–9 kg và nó là loài đại bàng lớn nhất thế giới còn tồn tại. Loài chim này được đặt tên của nhà tự nhiên học người Đức là Georg Wilhelm Steller[.Tổ của đại bàng biển Steller được xây trên các cây lớn. Mùa sinh sản thường vào tháng 2 - 3, còn trứng được đẻ vào tháng 4 - 5. Mỗi lần, con cái đẻ từ 1 - 3 trứng nhưng hầu như chỉ có một con non tồn tại được đến khi trưởng thành. Trứng có màu trắng xanh, với thời gian ấp từ 39 - 45 ngày và sẽ nở. Mối đe dọa đối với trứng của đại bàng Steller đến từ các loài động vật có vú sống trên cây, các loài chim ăn trứng và ăn thịt bao gồm cả chim ưng và gấu nâu. Đến khi trưởng thành thì hầu như loài đại bàng này không có kẻ thù nào.

B. Đại bàng Harpy

C. Đại bàng đuôi nhọn Wedge

8. Năm 2005, tàu ngầm nào của Nga gặp nạn và chìm ở khu vực Kamchatka?

A. Tàu ngầm cứu hộ AS-28

Đáp án A. Ngày 4 tháng 8 năm 2005, tàu ngầm cứu hộ AS-28 cấp Priz của Hải quân Nga bị mắc nạn gần Kamchatka và chìm xuống đáy biển ở độ sâu 200m. Giới chức Nga cho biết tai họa xảy ra do tàu vướng vào hệ thống ăng-ten giám sát bờ biển còn chân vịt quấn vào lưới bắt cá. Tàu ngầm lớp Priz dài 13 m vốn được thiết kế cho sứ mệnh giải cứu các tàu ngầm mắc kẹt dưới biển sâu. Lúc này, nó lại rơi vào tình cảnh trái ngược. Vào thời điểm gặp nạn, trên tàu có 7 thủy thủ. Nga đã phải yêu cầu sự hỗ trợ quốc tế để cứu thủy thủ đoàn.

B. Tàu ngầm Lada

C. Tàu ngầm Husky

9. Các quốc gia nào đã cử chuyên gia đến cứu nạn tàu ngầm AS-28?

A. Nhật Bản, Đức, Mỹ

B. Nhật Bản, Mỹ và Anh

Đáp án B. Hưởng ứng lời kêu gọi của Nga, 3 nước Nhật Bản, Mỹ và Anh đã cử tàu và chuyên gia đến tham gia chiến dịch cứu hộ này. Đội cứu hộ Anh tiếp cận hiện trường sớm nhất và đã đưa ra được phương án cứu hộ. Tới trưa 7-8-2005, khoảng 67 giờ sau khi tai nạn xảy ra với AS-28, những thủy thủ mắc kẹt bên đang đuối dần, nôn ói vì dưỡng khí sắp cạn. Tàu lặn robot cắt các dây cáp níu kẹt AS-28, đồng thời tiến hành xả két đựng nước dằn áp tàu ngầm AS-28. Sau nhiều giờ nghẹt thở, tàu AS được giải cứu. Tổng thống Nga Vladimir Putin sau đó đã trao huy chương cho đội giải cứu của Anh.Được biết, trong khoảng thời gian cầm cự dưới đáy biển, để giữ ấm, các thủy thủ tàu AS-28 nằm xuống thành một hàng, lần lượt đảo người tới 2 vị trí lạnh hơn ở ngoài cùng mỗi giờ, giống như những con chim cánh cụt hoàng đế khi ấp trứng. Trên tàu chỉ có 3,5 lít nước và 2 gói bánh quy giòn. Mỗi người được chia một bánh quy và một ngụm nước mỗi bữa, 3 lần như vậy mỗi ngày. Các thủy thủ cũng đã viết thư từ biệt những người thân yêu và để bảo vệ năng lượng, họ tắt mọi thiết bị chiếu sáng.

C. Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc

10. Thảm họa tàu ngầm Kursk Nga khiến 118 thủy thủ tử vong xảy ra vào năm nào?

A. 1998

B. 1999

C. 2000

Đáp án C. Ngày 12/8/2000, tàu ngầm nguyên tử Kursk lớp Oscar-II số hiệu K-141 của Hải quân Nga cùng 118 thành viên thủy thủ gặp nạn khi luyện tập bắn thủy lôi giả vào một tàu tuẫn tiễu tại biển Barents. Kursk là một phần của Hạm đội Biển bắc Nga, tàu dài 154 m, tải trọng 23.860 tấn, tốc độ chạy dưới nước tối đa 28 hải lý, chạy trên mặt nước 32 hải lý, lặn sâu tối đa 500 m và có thể hoạt động độc lập 120 ngày. Đây là chiếc tàu ngầm tấn công lớn nhất từng được chế tạo và là một trong những tàu ngầm hiện đại nhất lúc bấy giờ. Tàu được trang bị 24 tên lửa Granit siêu âm có cánh dùng để tiêu diệt tàu sân bay và tàu chiến. Ngoài ra, Kursk còn chở theo 24 tên lửa chống tàu ngầm và ngư lôi, 6 máy phóng ngư lôi chống ngầm hoặc tên lửa diệt hạm tầm ngắn. Khi tai nạn xảy ra, tàu Kursk không mang theo vũ khí hạt nhân.Sau 2 vụ nổ kinh hoàng, 23 thủy thủ từ khoang số 6 tới số 9 vẫn còn sống. Họ tập trung tại khoang số 9, gồm 2 đường hầm thoát thứ cấp (đường hầm chính ở khoang thứ 2 đã bị phá hủy). Thuyền trường của tàu, Đại úy Dmitri Kolesnikov, dường như đã cố gắng viết tên những người sống sót ở khoang 9. Họ cố gắng để thoát ra ngoài, nhưng mọi nỗ lực đều thất bại vì áp suất trong các khoang vào thời điểm đó đều như nhau. Tàu đã chìm xuống độ sâu 108 m. Sau khi mọi kết nối với tàu hoàn toàn thất bại, lúc 18h30 ngày 13/8, Thủ tướng Nga điều động các lực lượng tới ứng cứu nhưng hoạt động này gặp trở ngại do thời tiết ở biển Barents quá xấu. Ngày 16/8, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga chính thức đề nghị Anh và Na Uy giúp đỡ.Xác con tàu sau khi được trục vớt lên bờ. Một tuần sau khi tai nạn xảy ra, đội cứu hộ có thể tiếp cận bên trong tàu, nhưng toàn bộ 118 người đều thiệt mạng.

Số câu trả lời đúng

Châu Anh (t/h)

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/giao-duc/bi-an-thung-lung-chet-thuoc-top-nguy-hiem-nhat-hanh-tinh-1413444.tpo