Bí ẩn sự mất tích của MH370: Lý do có thể khiến máy bay biến mất và 'bàn tay đen' của bên thứ 3

MH370 đã trải qua 'những sửa chữa lớn' chỉ một năm trước khi mất tích khi đang trên đường từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh, Trung Quốc. Các nhà điều tra nhận định rằng sự can thiệp của bên thứ 3 có thể là một trường hợp được nghĩ đến.

Theo Express, chuyến bay mất tích của hàng không Malaysia MH370 đã trải qua “những sửa chữa lớn” chỉ một năm trước khi mất tích khi đang trên đường từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh, Trung Quốc.

MH370 rời Kuala Lumpur hôm 8/3/2014 từ sân bay Kuala Lumpur chở theo 239 người trên khoang. Máy bay liên lạc lần cuối với trạm không lưu vào lúc 1h19 sáng khi đang bay qua vùng Biển Đông. Những khoảnh khắc sau đó, máy bay biến mất và không để lại dấu vết nào suốt 5 năm qua.

Vào năm 2015, trong lễ tưởng nhớ sự biến mất của máy bay, chính phủ Malaysia đã công bố bản báo cáo dài 600 trang sau nỗ lực hợp tác của các nhà điều tra quốc tế.

Dữ liệu cho thấy chiếc Boeing 777 12 năm tuổi này đã trải nhiều lần “sửa chữa lớn” 19 tháng trước khi biến mất.

Lý do khiến MH370 gặp nạn giờ vẫn còn là điều chưa được biết đến

Lý do khiến MH370 gặp nạn giờ vẫn còn là điều chưa được biết đến

Chiếc Boeing 777 của hàng không Malaysia đã đâm vào đuôi của một máy bay A340 của hàng không Trung Quốc tại sân bay quốc tế Pudong vào tháng 8/2012. Tuy nhiên, không có tổn thất nào đáng kể từ vụ va chạm này nhưng cánh của MH370 cũng bị tổn hại đáng kể.

Một phần của thân máy bay bị vỡ và mắc ở đuôi của máy bay 340-600 của hàng không Trung Quốc, hình ảnh từ các bức ảnh cho thấy.

Tuy nhiên, đầu cánh máy bay đã được sửa lại hoàn toàn, được kiểm tra và sau đó được đưa đi bảo dưỡng nhiều lần.

Một câu hỏi được đặt ra là liệu những lần va chạm này có khiến cho máy bay trở nên bất ổn và gây nên tai nạn và biến mất?

Nhiều chuyên gia từng đặt nghi vấn về sự trục trặc của kỹ thuật khiến MH370 mất tích.

Chuyên gia hàng không Alastair Rosenschein từng chỉ ra rằng lý do đáng kể nhất khiến MH370 mất tích có thể là do nổ bình ô xy. Và điều này khiến máy bay bị hạ áp suất, khiến cơ trưởng không còn tỉnh táo và đã lái máy bay quay ngược trở lại sau đó bay cho đến khi hết nhiên liệu.

Chuyên gia Alastair Rosenschein cũng khẳng định rằng máy bay đã thực sự bay ngược trở lại Kuala Lumpur nhưng quân đội nước này đã không nhận ra máy bay.

Dữ liệu máy bay cho thấy MH370 đã bay theo đường vòng vượt qua Biển Đông và vượt ngoài tầm radar khi lao ra Ấn Độ dương.

Giả thuyết được nhắc đến nhiều nhất là việc máy bay đã tự động bay cho đến khi hết nhiên liệu và lao xuống biển. Nhưng, các cuộc nghiên cứu do Úc dẫn đầu nhằm tìm kiếm MH370 đã trở thành cuộc tìm kiếm máy bay đắt đỏ nhất lịch sử hàng không thế giới nhưng không mang lại kết quả. Đặc biệt, nhiều cuộc nghiên cứu riêng rẽ do các công ty tư nhân Mỹ cũng không mang lại kết quả.

Hồi tháng 7/2018, báo cáo cuối cùng của các nhà điều tra Malaysia tuyên bố rằng tất cả bằng chứng đều chỉ ra rằng máy bay được điều khiển bằng tay. Nhưng các nhà điều tra đã thất bại trong việc tìm ra lý do khiến máy bay mất tích và nhận định rằng sự can thiệp của bên thứ 3 có thể là một trường hợp được nghĩ đến.

Phát biểu tại một cuộc họp báo liên quan tới các phi công, ông Kok Soo Chon, người đứng đầu nhóm điều tra MH370, cho biết không loại trừ khả năng chiếc Boeing 777 đã được chuyển hướng bằng tay và các hệ thống trên máy bay cũng bị tắt bằng tay. Theo ông Kok Soo Chon, các điều tra viên không loại trừ “sự can thiệp bất chính” của một bên thứ ba.

Vũ Thu Hương

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/bi-an-su-mat-tich-cua-mh370-ly-do-co-the-khien-may-bay-bien-mat-va-ban-tay-den-cua-ben-thu-3-a444758.html