Bí ẩn kinh thiên về cái chết của hoàng đế Napoleon

Sau thất bại trong trận Waterloo năm 1815, hoàng đế Napoleon Bonaparte bị buộc thoái vị. Sau đó, ông chịu án đi đày trên đảo St. Helena phía nam Đại Tây dương và qua đời tại đây sau 6 năm. Nguyên nhân cái chết của ông ẩn chứa nhiều bí ẩn chưa được sáng tỏ.

 Hoàng đế Napoleon Bonaparte là nhà cầm quân nổi tiếng thế giới. Tuy nhiên, vị hoàng đế lỗi lạc này đã có thất bại định mệnh trong trận Waterloo năm 1815. Với thất bại cay đắng đó, hoàng đế Napoleon bị buộc phải thoái vị và đi lưu đày trên hòn đảo St. Helena.

Hoàng đế Napoleon Bonaparte là nhà cầm quân nổi tiếng thế giới. Tuy nhiên, vị hoàng đế lỗi lạc này đã có thất bại định mệnh trong trận Waterloo năm 1815. Với thất bại cay đắng đó, hoàng đế Napoleon bị buộc phải thoái vị và đi lưu đày trên hòn đảo St. Helena.

Sau 6 năm sống lưu đày trên hòn đảo St. Helena, hoàng đế Napoleon Bonaparte qua đời. Nguyên nhân cái chết của ông là một bí ẩn lớn.

Sau khi hoàng đế Napoleon qua đời, một số sử gia cho rằng nguyên nhân cái chết của nhà cầm quân uy chấn một thời là căn bệnh ung thư dạ dày.

Sở dĩ người ta tin đây là nguyên nhân tử vong của hoàng đế Napoleon là vì cha của ông là Carlo Bonaparte cũng qua đời vì căn bệnh trên.

Đến năm 1961, các chuyên gia tìm thấy dấu vết của thạch tín trong những sợi tóc của hoàng đế Napoleon.

Điều này khiến một số người hoài nghi hoàng đế Napoleon bị đầu độc bằng thạch tín.

Theo giả thuyết này, một trong những người thân cận với Napoleon đã đầu độc hoàng đế này khiến ông mất mạng.

Tuy nhiên, cũng có người cho rằng việc phát hiện thạch tín tồn tại trong cơ thể Napoleon không đồng nghĩa với một vụ ám sát.

Nguyên nhân là vì thạch tín có thể được tìm thấy trong nhiều đồ gia dụng tại căn nhà trên đảo St. Helena mà hoàng đế Napoleon từng sống như trên giấy dán tường màu xanh lục sẽ giải phóng thạch tín khi nó gặp không khí ẩm.

Do vậy, hoàng đế Napoleon có thể nhiễm độc thạch tín từ môi trường chứ không phải bị ai đầu độc. Cho đến nay, nguyên nhân cái chết của hoàng đế Napoleon chưa được làm sáng tỏ vì hậu duệ của ông không cho phép kiểm tra thi hài nhà cầm quân lỗi lạc một thời này.

Mời quý độc giả xem video tái hiện trận chiến lịch sử của hoàng đế Napoleon (nguồn: VTC14)

Tâm Anh (theo BT)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/bi-an-kinh-thien-ve-cai-chet-cua-hoang-de-napoleon-1015996.html