Bí ẩn hồ sứa ở Palau có hàng triệu con sứa sinh sống

Tại CH Palau, đảo quốc ở tây Thái Bình Dương có một chiếc hồ đặc biệt, có chưa tới hàng triệu con sứa, trang tin Ripleys.com (RC) trung tuần tháng 10 cập nhật.

Hồ sứa Jellyfish Lake ở Palau

Theo RC, Palau là đảo quốc nhỏ, gồm gần 250 hòn đảo lớn nhỏ, diện tích 466 km2 . Trong số này có một đảo nhỏ tên là Eil Mul nơi có chiếc hồ bí ẩn có tên Jellyfish Lake (JL) đến nay khoa học vẫn chưa giải thích được lý do vì sao lại có hàng triệu con sứa sinh sống.

Hồ JL nằm sát bờ biển, cách vài trăm feet nhưng lại “nhung nhúc” sứa. Tuy bị cô lập khỏi đại dương bao la nhưng chúng không hề bị diệt vong, có mặt tại đây hơn 12.000 năm nhờ nước biển và nước mưa ra vào qua hệ thống hang động san hô ngầm có từ trước khi con người có mặt trên trái đất. Đặc biệt hơn, các khe nứt hẹp của hang động ngầm này nước có thể ra vào được nhưng sứa thì không thể thoát ra được.

Sự cô lập trong thời gian dài đã khiến loài sứa mặt trăng màu vàng của hồ tiến hóa rất nhanh. Sứa vàng mang tính di truyền, gần với loài sứa sống trong các đầm phá gần đó nhưng chúng lại có nhiều đặc tính độc đáo hơn. Đặc biệt, không có các đốm vàng và xúc tu ngắn hơn. Để gom chất dinh dưỡng, chúng dựa vào mối quan hệ cộng sinh với tảo sống trong mô của cơ thể.

Sứa mặt trăng màu vàng (trái) ở hồ Jellyfish Lake và sứa biển

Các nhà khoa học hiện vẫn đang cố gắng giải mã những bí mật DNA của sứa mặt trăng tại hồ, nhưng chắn rằng loài sứa ở hồ JL không “lai tạo” với các sứa khác trong hàng triệu năm qua và vô hại cho con người, đặc biệt là thợ lặn. Điều này đã làm cho hồ JL trở thành huyền thoại, điểm đến du lịch cho các thợ lặn trên toàn thế giới.

Sứa trong hồ di cư hàng ngày trên bề mặt của hồ sau khi mặt trời lên, thậm chí cả những đêm trăng sáng. Mặc dù rất đông, nhưng chúng chỉ bơi gần mặt nước, nơi giàu thực phẩm và dưỡng khí, nếu sâu hơn sẽ rất nguy hiểm bởi vừa ít oxy, lại dễ bị nhiễm độc hydrogen sulfide, điều này không chỉ nguy hiểm cho sứa mà còn nguy hiểm cả cho thợ lặn nữa.

Theo các nhà khoa học, loài sứa nói trên cũng có rủi ro tuyệt chủng cao do biến đổi khí hậu, làm cho nước biển nóng lê, nhất là sau khi chu kỳ El Nino diễn ra. Tuy vậy, cư dân của hồ JL lại ít bị ảnh hưởng hơn. Ví dụ, năm 1998, sau đợt tuyệt chủng lớn, hầu như không còn một con sứa nào được nhìn thấy trong hồ nhưng đến đầu năm 2012 dân số sứa lại đông trở lại.

Hồ sứa Jellyfish Lake, điểm đến du lịch hấp dẫn cho du khách thế giới

KHẮC HÙNG (Theo Ripleys.com- 10/2018)

Nguồn Nông Nghiệp: https://nongnghiep.vn/bi-an-ho-sua-o-palau-co-hang-trieu-con-sua-sinh-song-post229466.html