Bí ẩn chưa lời giải về tòa thành nổi tiếng thế giới ở Thanh Hóa

Trong suốt nhiều thập niên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa trả lời được nhiều câu hỏi xung quanh cách thức cha ông ta xây dựng thành nhà Hồ, tòa thành cổ kỳ vĩ ở xứ Thanh.

Tọa lạc ở xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, thành nhà Hồ (còn gọi là thành Tây Đô) là đá có quy mô lớn hiếm có ở Đông Nam Á. Xung quanh tòa thành đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới này còn nhiều bí ẩn bí ấn chưa được giải mã.

Tọa lạc ở xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, thành nhà Hồ (còn gọi là thành Tây Đô) là đá có quy mô lớn hiếm có ở Đông Nam Á. Xung quanh tòa thành đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới này còn nhiều bí ẩn bí ấn chưa được giải mã.

Nhiều đợt nghiên cứu, khảo cổ xung quanh khu vực thành nhà Hồ đã được tiến hành. Dù vậy trong suốt nhiều thập niên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa trả lời được nhiều câu hỏi xung quanh cách thức cha ông ta xây dựng tòa thành cổ kỳ vĩ ở xứ Thanh.

Đó là các câu hỏi như: Cha ông ta đã làm thế nào để gọt đẽo các khối đá vuông vắn nặng hàng chục tấn? Làm cách này để xếp các khối đá lên nhau thành tường thành? Làm thế nào để xếp các khối đá khổng lồ theo hình múi cam tạo thành 4 cổng chính với độ chính xác đáng kinh ngạc?...

Đến tháng 7/2011, những bí ẩn trên được hé mở đôi chút khi các chuyên gia khảo cổ phát hiện ra một trong những công trường khai thác đá cổ để xây thành nhà Hồ ở núi Phù Lưu, cách cổng phía Bắc của thành khoảng 2 km.

Tại đây, các chuyên gia đã tìm thấy nhiều khối đá có hình dạng, kích thước rất vuông vắn, tương đồng với các phiến đá tại thành nhà Hồ. Chúng được ghè, đẽo hết sức công phu, dấu vết đục đá vẫn còn khá rõ.

Từ công trường khai thác đá này, các phiến đã được đưa về để xây thành như thế nào? Đến đây, các nhà nghiên cứu đã đưa ra hai giả thuyết.

Một là dựa theo tên các địa danh Bến Đá và Cống Đá, thì đá đã được vận chuyển từ núi Phù Lưu xuống sông Mã đưa lên bè và chở xuôi dòng xuống Bến Đá, từ đây đá được vận chuyển theo Cống Đá để đến công trường xây thành.

Giả thuyết thứ hai dựa trên một giai thoại được lưu truyền ở vùng Vĩnh Lộc. Theo đó, người xưa đã xây dựng một con đường lát bằng đá để vận chuyển đá từ nơi khai thác về thành.

Khi vận chuyển dùng sức trâu, bò kéo đá trên những con lăn. Những tảng đá lớn nhất thì được kéo bằng sức voi. Di tích con đường vận chuyển đá vẫn còn ở xã Vĩnh Tiến.

Về nghệ thuật xây thành, đã có rất nhiều giả thuyết được đưa ra, trong đó có cả ý kiến cho rằng thành nhà Hồ đã được xây dựng theo cách thức tương tự như người Ai Cập cổ đại xây kim tự tháp. Dù vậy, tất cả chỉ dừng lại ở giả thuyết mà thôi.

Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về thành nhà Hồ vẫn tiếp tục được tiến hành. Hi vọng rằng, với nỗ lực của các nhà khoa học cùng sự tiến bộ về công nghệ, những ẩn số về tòa thành tuổi đời 6 thế kỷ sẽ được đưa ra ánh sáng trong tương lai không xa.

Mời quý độc giả xem video: Có Một Ninh Bình Non Nước Hữu Tình Đến Thế. Nguồn: VTV Review.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/di-san/bi-an-chua-loi-giai-ve-toa-thanh-noi-tieng-the-gioi-o-thanh-hoa-1465556.html