Bí ẩn bức tường được dựng lên từ máu và nước mắt

Bức tường trên quần đảo Galapagos chính là bằng chứng máu về lịch sử đầy đau khổ của những của tù nhân lao động khổ sai.

Một phần của bức tường.

Một phần của bức tường.

Quần đảo Galapagos được biết đến với hệ động thực vật phong phú, đa dạng. Những hòn đảo nơi này đã trở nên nổi tiếng sau khi nhà tự nhiên học Charles Darwin khi ông tìm ra thuyết tiến hóa. Ngày nay, hòn đảo này có nhiều vườn quốc gia và khu bảo tồn sinh vật biển, đồng thời được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Nhưng ít ai biết rằng hòn đảo xinh đẹp này cũng từng có một lịch sử vô cùng “đen tối”.

Cụ thể, vào năm 1832, quần đảo Galapagos được sát nhập bởi Đại tá Ignacio Henandez trước khi trở thành một phần của Cộng hòa Ecuador. Do địa hình xa xôi và tách biệt khỏi các khu vực khác nên nơi đây đã được chính phủ xây dựng nhiều nhà tù khổ sai. Các tù nhân khi đến đây phải lao động cực khổ trong điều kiện sống khắc nghiệt. Chính cuộc sống như vậy nên đã khiến các tù nhân bạo loạn dẫn đến các cuộc đảo chính đẫm máu.

Chính phủ đã tìm mọi cách để dẹp tắt các cuộc đảo chính nhưng đều mang lại kết quả tốt. Đến cuối thế chiến II, chính phủ Ecuador đã biến hòn đảo Isabela – một phần của quần đảo Galapagos thành nơi diễn ra các cuộc đàn áp tàn bạo.

Năm 1946, 300 tù nhân từ Isabela đến đã bị lưu đày và trừng phạt bằng cách xây dựng một bức tường đá vô nghĩa trong điều kiện sống khắc nghiệt. Hằng ngày, họ phải đi bộ rất xa đến mỏ đá, cắt đá từ núi lửa và mang trở lại địa điểm xây dựng bức tường. Trong quá trình này có rất nhiều người đã phải bỏ mạng.

Đến năm 1958, Một cuộc nổi dậy đẫm máu đã khiến vô số tù nhân và lính canh phải bỏ mạng. Chính quyền Cộng hòa Ecuador không làm gì được, đành phải đóng cửa nhà tù Isabela vào năm 1959.

Bức tường dài gần 100m đã được xây lên từ máu và nước mắt của các tù nhân. Nó là bằng chứng đẫm máu cho thấy lịch sử trên quần đảo Galapagos đã diễn ra tàn khốc cỡ nào. Chính vì điều này nên ngày nay bước tường này mới có tên là "bức tường nước mắt".

Bảo Tuấn

Amusing Planet

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/cong-nghe/bi-an-buc-tuong-duoc-dung-len-tu-mau-va-nuoc-mat-1803950.tpo