Bí ẩn bên trong lăng mộ đá cổ 100 tuổi giữa lòng Hà Nội

Khu lăng mộ có tính đặc thù cao về kiến trúc, gồm nhiều công trình kiến trúc tinh xảo được xếp hạng di tích quốc gia năm 1962. Tuy nhiên, do thiếu sự quan tâm của các ngành chức năng nên suốt thời gian dài, di tích gần như bị lãng quên, cộng với việc bị người dân chiếm dụng khiến quần thể di tích đã hư hại nhiều.

Nằm ở ngõ 252, phố Tây Sơn, phường Trung Liệt (quận Đống Đa, Hà Nội) khu lăng mộ Hoàng Cao Khải, được xây dựng năm 1893 bởi Tổng đốc Hoàng Cao Khải (1850 - 1933). Ông là một đại thần dưới triều Vua Thành Thái thời nhà Nguyễn và cũng là một nhà văn, nhà sử học của Việt Nam.

Nằm ở ngõ 252, phố Tây Sơn, phường Trung Liệt (quận Đống Đa, Hà Nội) khu lăng mộ Hoàng Cao Khải, được xây dựng năm 1893 bởi Tổng đốc Hoàng Cao Khải (1850 - 1933). Ông là một đại thần dưới triều Vua Thành Thái thời nhà Nguyễn và cũng là một nhà văn, nhà sử học của Việt Nam.

Khu lăng mộ có tính đặc thù cao về kiến trúc, gồm nhiều công trình kiến trúc tinh xảo được đánh giá là đạt đến trình độ kỹ thuật cao tay trong nghệ thuật điêu khắc đá của người Việt.

Năm 1962, di tích này được xếp hạng là di tích quốc gia.

Tuy nhiên, do thiếu sự quan tâm của các ngành chức năng nên suốt thời gian dài, di tích gần như bị lãng quên, cộng với việc bị người dân chiếm dụng khiến quần thể di tích đã hư hại nhiều.

Lăng Hoàng Cao Khải được xây toàn bộ bằng đá cẩm thạch trắng theo kiểu chữ “Đinh”, dài 8m, cao 6m. Di tích từng bị biến thành trụ sở tuần tra cụm dân cư số 9 của Công an phường Trung Liệt, ngoài ra khuôn viên bị biến thành bãi đỗ xe, cất đồ bán hàng của chợ cóc.

Phía trước cửa lăng từng có hai hàng lính chầu bằng đá, cao 1,3m, hiện nay chỉ còn lại 3 bức tượng và cả 3 đều mất phần chân do bị tôn nền ximăng trùm lên, các phần tai tượng cũng bị xứt mẻ nhiều.

Chia sẻ với phóng viên Người Đưa Tin Pháp luật, ông Nguyễn Văn Nam - Tổ trưởng tổ tuần tra nhân dân cụm 9 chia sẻ: "“Nếu chúng tôi không làm trụ sở tuần tra an ninh nhân dân ở đây thì lăng đá này đã bị phá nát làm gì còn được như bây giờ hoặc không thì người dân đến chiếm dụng làm nơi ở từ lâu rồi”.

Bên trong trần khu lăng mộ đá 100 tuổi giữa lòng thủ đô.

Những điêu khắc tinh xảo của rất nhiều bàn tay tài hoa.

Bên trong lăng mộ nhiều chi tiết đã xuống cấp theo thời gian song vẫn giữ vẻ cầu kỳ, tinh xảo.

Ngôi mộ bằng đá bên trong khu lăng mộ.

Theo phong tục, mộ cụ ông nằm bên trái và vợ bên phải. Toàn bộ công trình đều bằng đá cẩm thạch trắng, chạm khắc tinh xảo.

Những mộ và những dòng chữ đã ngả màu thời gian.

"Trước đây, phần sân trước lăng có hàng tượng đá, voi đá rất uy nghi, nhưng nay chỉ còn lại ba pho tượng mà tượng nào cũng sứt đầu, mẻ tai, phần chân bị chôn gần hết vì nền sân đã nhiều lần được tôn cao", ông Năm xót xa chia sẻ.

Hiện nay, khu lăng mộ thường xuyên trong tình trạng cửa đóng, then cài thi thoảng con cháu dòng họ này vẫn về thắp hương, thăm phần mộ cha ông vào dịp Tết.

Nguồn Khỏe 365: http://khoe365.nguoiduatin.vn/bi-an-ben-trong-lang-mo-da-co-100-tuoi-giua-long-ha-noi-71082.html