Bhutan – một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới qua lời kể của du khách (phần I)

PetroTimes xin chia sẻ dòng nhật kí có thật về chuyến hành trình đến Bhutan của một du khách, anh đã ghi lại những khoảnh khắc sâu sắc và đầy ý nghĩa qua từng nơi ghé thăm trên khắp đất nước Bhutan.

Vất vả leo lên đỉnh núi một hồi, chúng tôi cùng nhau ngắm những đám mây dữ tợn cuộn từ xa. Gió thổi cuốn rối tóc, rồi cờ cầu nguyện tung bay vỗ vào sau lưng, nhưng chúng tôi đều không đoái hoài mà đăm chiêu chiêm ngưỡng khung cảnh hiện ra trước mắt. Một thung lũng xanh ngút ngàn trải dài bên dưới, những khu rừng, con đường và cánh đồng lúa đan xen nhau dệt nên một viễn cảnh đất nước Bhutan xinh đẹp.

Không biết lần thứ mấy tôi đến đây nhưng vẻ đẹp của Bhutan vẫn luôn mới mẻ và choáng ngợp trong tâm trí tôi. Lần này, tôi đã ở lại đây gần 3 tuần nhưng mỗi lúc nhìn xung quanh, tôi có cảm giác cứ như thể nhìn thấy Bhutan lần đầu tiên vậy.

Không biết lần thứ mấy tôi đến đây nhưng vẻ đẹp của Bhutan vẫn luôn mới mẻ và choáng ngợp trong tâm trí tôi. Lần này, tôi đã ở lại đây gần 3 tuần nhưng mỗi lúc nhìn xung quanh, tôi có cảm giác cứ như thể nhìn thấy Bhutan lần đầu tiên vậy.

Điểm dừng chân đầu tiên của tôi ở Tingtibi, thị trấn nhỏ thuộc quận Zhemgang miền nam Bhutan. Ngôi đền thị trấn làm tôi kinh ngạc.

Điểm đến tiếp theo: Birtii, ngôi làng hẻo lánh giữa núi đồi chỉ có 23 ngôi nhà.

Chúng tôi nghỉ ngơi trong một homestay ở Birtii. Mặc dù không nói được tiếng Anh, nhưng bà chủ nhà trọ của chúng tôi đã tiếp đãi cả nhóm bia gạo tên là singchiang, và một ít thịt bò xào rau cay kiểu Bhutan.

...tất cả các món ăn đều là rau nhà tự trồng.

Từ ngôi làng Birtii, những con đường núi quanh co đưa chúng tôi đi hết làng này qua làng khác có kiến trúc nhà ở tuyệt vời. Chính quyền Bhutan yêu cầu tất cả các kiến trúc phải sử dụng kiểu cửa sổ truyền thống.

Trước kia, Dzongs (tên gọi thành lũy) ở Bhutan được xây làm mục đích quân sự, nhưng ngày nay, chủ yếu được sử dụng làm tu viện chung và trung tâm hành chính.

Một nhóm nhà sư trẻ chơi đá bóng ở Crocs bên ngoài tường thành.

Vài tiếng sau, chúng tôi khởi hành, nhưng với cảnh quan đẹp nên thơ như vậy tôi không đành lòng rời Kuengarabten Dzong mà qua đêm nhờ nhà anh họ của hướng dẫn viên của mình.

Cảnh quan mặt trời mọc của Kuengarabten Dzong.

Thành phố Trongsa, miền trung Bhutan, là điểm dừng chân tiếp theo của chúng tôi. Thành phố miền núi bao quanh Trongsa Dzong.

Sau khi lái xe rời Trongsa qua đèo và dọc theo vách đá, chúng tôi dừng chân ở thiên đường - thung lũng AKA Phobjikha.

Thung lũng Phobjikha nổi tiếng có tu viện Gangtey, một trong những nơi ấn tượng nhất trong cả nước. Được xây dựng lần đầu vào những năm 1600 bởi Rigdzin Pema Tinley, tu viện có hơn 100 tu sĩ.

Du khách đến tu viện này nói riêng và tất cả các tu viện nói chung và dzong phải ăn mặc trang trọng. Đối với người nước ngoài, mặc kín tay chân. Đối với đàn ông Bhutan, mặc gho và kabney - áo choàng và khăn quàng cổ truyền thống như người đàn ông này.

Tu viện Gangtey tọa lạc trên đỉnh đồi nhìn xuống thung lũng Phobjikha, nằm trong ngôi làng Gangtey nhỏ xinh xắn.

Ngôi làng có nhiều khách sạn xung quanh. Nhưng tôi lại lựa chọn nông trại dưới thung lũng để nghỉ chân.

Chúng tôi mất 20 phút lái xe gập ghềnh tới nông trại đó. Ngôi nhà ấm cúng mặc cho thời tiết se se lạnh, màu xanh của cánh đồng rau và rừng xung quanh làm dịu đi tâm trạng căng thẳng mệt mỏi của chúng tôi.

Sở dĩ chúng tôi yêu thích homestay vì rất nhiều lý do từ món ăn do chủ nhà chuẩn bị đến giường nằm mềm mại.

Cụ chủ nhà rất tốt và hiếu khách.

Cụ đứng bên ngoài nhìn theo chúng tôi đi, cầu nguyện cho chúng tôi lên đường may mắn.

Trong chuyến đi dài từ thung lũng Phobjikha đến Punakha rồi đến Gasa, chúng tôi đã tham gia cùng đoàn du lịch Grey Langur bắt đầu hành trình đến lễ hội hoàng gia. Sau một đêm nằm ngủ trong lều trại, chúng tôi thức dậy với khung cảnh này ở Gasa.

Chúng tôi mất 2 ngày đến Laya - khu vực có dân cư sinh sống cao nhất tại Bhutan ở độ cao gần 4.000 m so với mực nước biển. Trên con đường mòn lấm bùn và trời thì mưa, bầy la chạy xô vào nhau dọc lề đường.

Những ngọn núi phủ tuyết và nền văn hóa du mục chào đón chúng tôi ở Laya.

Bò Tây Tạng, loài gia súc hữu ích đối với người dân Bhutan.

https://dulich.petrotimes.vn/

Yến Phạm

Nguồn PetroTimes: https://dulich.petrotimes.vn/bhutan-mot-trong-nhung-quoc-gia-hanh-phuc-nhat-the-gioi-qua-loi-ke-cua-du-khach-phan-i-542309.html