Berlin mời gặp Nga-Ukraine về Nord Stream-2

Trong khi Mỹ muốn đàm phán với Đức để đảm bảo vận hành Nord Stream-2 vẫn đảm bảo lợi ích cho Ukraine thì Berlin có động thái thiết thực hơn.

Đức: ngày 9/6 cho biết nước này sẵn sàng làm trung gian giữa Nga và Ukraine nhằm đảm bảo Kiev có thể nhận được phí trung chuyển khí đốt từ Nga tới châu Âu, qua đó xóa tan những quan ngại rằng dự án đường ống Nord Stream-2 (Dòng chảy phương Bắc 2) một khi hoàn thành có thể khiến Ukraine "ra rìa".

Không phải Ukraine, Mỹ mới bị cho 'ra rìa' trong vụ Nord Stream-2.

Không phải Ukraine, Mỹ mới bị cho 'ra rìa' trong vụ Nord Stream-2.

Tờ Frankfurter Allgemeine đưa tin, Đức cho rằng Ukraine vẫn là quốc gia trung chuyển khí đốt của Nga sang châu Âu. Điều này được củng cố sau bài phát biểu của Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng, Moscow sẽ chờ đợi sự thiện chí của các nước "thuộc Liên Xô cũ" để hành động.

Người phát ngôn chính phủ Stefffen Seibert cho biết: “Đối với chính phủ Đức, Ukraine vẫn nên là một quốc gia trung chuyển ngay cả sau khi vận hành Nord Stream-2."

Theo đó, Berlin mong đợi Nga tuân thủ một "thỏa thuận liên Chính phủ" gồm có cam kết gửi khí đốt qua Ukraine đồng thời vận hành Nord Stream-2.

Ông nói: “Với thỏa thuận vận chuyển khí đốt, được đàm phán một phần bởi EU và Đức, Nga và Ukraine đã tạo ra khuôn khổ cho việc này. Chúng tôi hy vọng thỏa thuận này sẽ được tuân thủ."

Dự án đường ống trị giá 10 tỷ euro (12 tỷ USD) dưới biển Baltic dự kiến tăng gấp đôi lượng khí đốt tự nhiên của Nga vận chuyển tới Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Tuyên bố từ Berlin đưa ra ngay thời điểm ở Mỹ đang sốt sắng với việc chính quyền Tổng thống Joe Biden từ chối thực hiện lệnh trừng phạt "chí mạng" nhằm vào dự án khí đốt chung của Nga-Đức. Nhà Trắng đang nỗ lực đảm bảo trong nội bộ Mỹ và các đồng minh châ Âu tại phía Đông, rằng họ sẽ đảm bảo lợi ích của Ukraine khi Nord Stream-2 được hoàn thành.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã nói rằng, Mỹ đang chờ đợi cuộc gặp với Đức để thảo luận về việc làm thế nào để đảm bảo được lợi ích của Ukraine.

Tuy nhiên, phản ứng từ người phát ngôn Chính phủ Đức như một cú sét khiến Mỹ "ra rìa" trong vụ này.

Việc đảm bảo lợi ích của Ukraine sẽ do Đức và EU quyết định trong vòng thỏa thuận với bản thân Kiev và Moscow. Rõ ràng Mỹ là một "người ngoài" trong vụ này và không nên can thiệp đến tình hình thì hơn.

Phản ứng mới từ Đức có lẽ sẽ cho Tổng thống Mỹ Joe Biden thấy, ngay cả khi ông biện luận không trừng phạt Nord Stream-2 để đảm bảo mối quan hệ đồng mình, thì với Berlin cũng không dễ dàng để chấp nhận.

Đông Phong

Nguồn Đất Việt: http://datviet.trithuccuocsong.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/berlin-moi-gap-nga-ukraine-ve-nord-stream-2-3433611/