Bệnh viện Đa khoa tỉnh ứng dụng thành công hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh

Từ tháng 10/2019, Bệnh viện Đa khoa tỉnh chính thức đưa hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh không in phim (PACS) vào hoạt động. Quy trình này đã tạo bước tiến quan trọng để Bệnh viện tiến gần hơn tới việc số hóa các thông tin về y khoa theo mô hình Bệnh án điện tử, qua đó giúp tiết kiệm thời gian chờ đợi cho người bệnh và nâng cao hiệu quả hội chẩn chuyên gia từ xa, đồng thời góp phần giảm chi phí và bảo vệ môi trường khi không phải in phim.

Máy xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh. Ảnh: Minh Quang

Bác sĩ Đinh Văn Hà, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnhviện Đa khoa tỉnh cho biết: Nếu như trước kia, sau mỗi lần chụp Xquang, chụpcộng hưởng từ (MRT), chụp CT- Scanner hoặc chụp mạch số hóa nền (DSA) cho bệnhnhân, các bác sỹ khoa chẩn đoán hình ảnh phải in hàng loạt phim, còn bệnh nhânphải mất cả tiếng đồng hồ để chờ đợi, thì từ khi khoa ứng dụng hệ thống lưu trữvà truyền tải hình ảnh (PACS), việc in phim không còn cần thiết nữa. Toàn bộhình ảnh ngay lập tức được truyền tải tới màn hình của bác sỹ chẩn đoán, giúphọ đọc, trả kết quả nhanh chóng. Đồng thời khi hình ảnh được gửi lên hệ thốngPACS; kết quả được xử lý kịp thời, đáp ứng yêu cầu của các khoa lâm sàng; hỗtrợ các bác sỹ đưa ra kết luận chính xác hơn trong quá trình khám, điều trị.

Chị Đinh Thị Thủy, xã Khánh An (huyện Yên Khánh) đưa mẹ đikhám bệnh tim sau khi đặt sten cho biết: Hiện nay mọi thủ tục tại Bệnh viện Đakhoa tỉnh rất nhanh, các công đoạn khám bệnh được giảm thiểu rất nhiều. Đối vơítrường hợp mẹ tôi, do đã có bệnh án lưu trữ trên hệ thống của Bệnh viện, nênkhi vào Khoa khám bệnh, chỉ cần nhập tên hoặc mã số của thẻ BHYT là hiện lêntất cả lịch trình khám, chữa bệnh tại Bệnh viện thời gian qua.

Đặc biệt, vơíviệc đưa vào hoạt động hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh không in phim(PACS) đã đem lại tiện lợi và nhanh chóng cho người bệnh và người nhà. Bây giờ,người bệnh không phải chờ đợi lâu để lấy phiếu, xếp phiếu khám, lấy kết quả xétnghiệm... Thông qua máy móc, các quy trình được kết nối mạng nội bộ, người bệnhđăng ký rồi ngồi chờ đến lượt vào khám, sau đó đi các khoa khám lâm sàng, rôìchờ kết quả, không phải đi lại nhiều và chờ đợi lâu như trước mới có kết quảkhám bệnh...

Để việc ứng dụng hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnhkhông in phim (PACS) được hiệu quả, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã không ngừng đâùtư hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại, đồng bộ nhằm kết nối giữa cáckhoa, phòng, đơn nguyên.

Do vậy sau mỗi lần chụp, mọi hình ảnh của người bệnhđược số hóa và lưu trữ ở dạng 3 chiều, 4 chiều một cách sắc nét. Chỉ cần có mãsố bệnh nhân hoặc một số thông tin như họ tên, ngày sinh..., các bác sĩ có thểxem kết quả bất kỳ lúc nào trên mọi máy tính có liên kết PACS. Điều này loại bỏviệc dùng phim, giấy tờ, giảm bớt không gian lưu trữ, tổ chức quản lý tài liệu,nhân sự và thời gian truy lục, đặc biệt là giảm bớt thời gian gửi hồ sơ bệnhnhân đi giữa các khoa, phòng.

Ngoài ra, việc ứng dụng hệ thống này còn giúp Bệnhviện Đa khoa tỉnh giảm hàng tỷ đồng chi phí mua phim mỗi năm, việc làm này đồngnghĩa với việc giảm rác thải ra môi trường, bởi mỗi tấm phim nhựa thường chưábạc, hóa chất, kim loại nặng. Do đó, việc áp dụng hệ thống lưu trữ và truyềntải hình ảnh PACS tăng hiệu quả cho việc điều trị lên rất cao mà chi phí lạigiảm.

Cũng theo bác sĩ Đinh Văn Hà, Trưởng khoa Chẩn đoán hìnhảnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, với hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh khôngin phim (PACS) còn có khả năng kết nối nhiều bệnh viện với nhau để tạo thành 1trung tâm hội chẩn từ xa; hội chẩn, tư vấn giữa tuyến dưới và tuyến trên hoặcvới chuyên gia các bệnh viện với nhau. Bên cạnh đó, hệ thống này còn là trợ thủđắc lực trong việc thanh toán viện phí, tra cứu hồ sơ bệnh nhân cũ, giúp ngươìbệnh tiết kiệm được thời gian khám và điều trị nhưng vẫn được thụ hưởng nhữngchất lượng dịch vụ tốt nhất.

Được biết, từ tháng 12/2019, Bộ Y tế đã triển khai Đề án thíđiểm hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS) tại một số bệnh viện nhằmthí điểm ứng dụng hệ thống PACS trong quản lý, xử lý hình ảnh, đọc kết quả vàtrả kết quả chẩn đoán hình ảnh như chụp Xquang, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụpCT- Scanner và chụp mạch số hóa nền (DSA) không sử dụng phim.

Qua đánh giá củaBộ Y tế, việc ứng dụng hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS) đã tiếtkiệm thời gian cho người bệnh và cơ sở y tế, nâng cao hiệu quả hội chẩn chuyêngia từ xa, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường. Theo thống kê của Cục Côngnghệ thông tin (Bộ Y tế), đến nay, đã có gần 30 bệnh viện, gồm các bệnh việntuyến Trung ương và nhiều bệnh viện tuyến tỉnh đã triển khai và ứng dụng thànhcông hệ thống PACS.

Với việc triển khai đồng bộ hệ thống lưu trữ và truyền tảihình ảnh không in phim (PACS) của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình, cho thấy sựquyết tâm đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, từng bước đáp ứng nhu cầu khám,chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân trên địa bàn.

Mỹ Hạnh

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/benh-vien-ia-khoa-tinh-ung-dung-thanh-cong-he-thong-luu-tru-va-truyen-tai-hinh-anh-20200420093137240p4c7.htm