Bệnh lậu có chữa khỏi được không?

Bệnh lậu do vi khuẩn lậu Neisseria gonorrheae gây ra. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi đang hoạt động tình dục mạnh, tuy nhiên cũng có thể gặp ở trẻ sơ sinh do lây từ người mẹ.

Bệnh lậu là gì?

Bệnh lậu là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm được gây ra bởi song cầu khuẩn có tên là Neisseria gonorrhoeae. Đây là loại vi khuẩn ký sinh chủ yếu tại bộ phận sinh dục của người và trong những môi trường có nhiệt độ cao và ẩm ướt. Vi khuẩn lậu không chỉ được tìm thấy tại bộ phận sinh dục, mà còn được phát hiện tại mắt, miệng, hậu môn…

Tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh lậu, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên, những người trong độ tuổi từ 17 – 35 tuổi, những người hành nghề mua bán dâm, hay có quan hệ tình dục bừa bãi là đối tượng dễ bị bệnh lậu nhất.

Tốc đô lan truyền của bệnh lậu rất nhanh thậm chí bệnh biến chứng có thể di căn sang bộ phận khác. (Ảnh minh họa)

Tốc đô lan truyền của bệnh lậu rất nhanh thậm chí bệnh biến chứng có thể di căn sang bộ phận khác. (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân gây bệnh lậu

Quan hệ tình dục không an toàn

Cũng như các bệnh xã hội khác, quan hệ tình dục bừa bãi là nguyên nhân chính gây ra bệnh lậu, nhất là khi quan hệ tình dục với người bị bệnh lậu dù bạn đã sử dụng bao cao su thì khả năng lây nhiễm vẫn rất cao. Theo thống kê có đến 95 % trường hợp mắc bệnh lậu là do có quan hệ tình dục không an toàn. Khi quan hệ tình dục có thể xảy ra những cọ xát, tổn thương do niêm mạc ở bộ phận sinh dục rất mỏng nên vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập và phát triển.

Lây truyền qua đường máu

Trong giai đoạn ủ bệnh người mắc bệnh lậu thường không có triệu chứng gì nên không biết mình đã mắc bệnh nhưng thực chất trong máu có chứa vi khuẩn lậu. Nếu người không bị bệnh có tiếp xúc với máu hoặc nhận máu của người bệnh thì người này cũng sẽ bị nhiễm bệnh.

Lây truyền từ mẹ sang con

Đối với phụ nữ khi mang thai mà bị mắc bệnh lậu nếu không được điều trị triệt để hoặc điều trị không đúng cách sẽ khiến cho thai nhi có thể bị nhiễm bệnh ngay trong bụng mẹ qua đường dây rốn dẫn đến thai nhi. Ngoài ra, trẻ cũng có thể dễ dàng bị vi khuẩn lậu xâm nhập do ở cửa mình của người mẹ thường chứa rất nhiều vi khuẩn lậu.

Do khả năng miễn dịch kém

Những người có hệ miễn dịch kém có thể bị nhiễm vi khuẩn lậu dù chỉ tiếp xúc với các vật dụng cá nhân của người bệnh, chứa dịch tiết như khăn tắm, bồn cầu, đặc biệt là ở nữ giới có cấu tạo cơ quan sinh dục và niệu đạo có liên quan tới nhau nên cũng có thể bị lây nhiễm.

Bệnh lậu chữa khỏi được không?

Theo các chuyên gia y tế, bệnh lậu có thể chữa khỏi nếu người bệnh tuân thủ đúng phác đồ điều trị.

Những trường hợp bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, điều trị không đúng, điều trị không đủ có thể dẫn tới bệnh lậu mãn tính, song cầu khuẩn lậu kháng thuốc sẽ gây rất nhiều khó khăn cho việc điều trị.

Video: Cách điều trị bệnh giang mai kín đáo (Nguồn: VTC1)

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhvietnam.com/benh-lau-co-chua-khoi-duoc-khong-d135140.html