Bệnh béo phì ở trẻ em ngày càng tăng, vì đâu nên nỗi?

Béo phì ở trẻ em đang là một loại bệnh phổ biến có nguy cơ dẫn đến vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và ngày càng tăng cao.

Bệnh béo phì ở trẻ em là gì? Béo phì là tình trạng thừa cân do cơ thể tích tụ quá nhiều lượng mỡ thừa khiến tỷ lệ giữa cân nặng và chiều cao không còn cân đối nữa. Bạn có thể dựa theo chỉ số BMI để tính toán xem liệu con mình có gặp phải tình trạng béo phì hay không.

Do di truyền: Nguyên nhân đầu tiên có thể là do việc di truyền, nếu cha hoặc mẹ có bệnh béo phì thì người con sẽ có khả năng mắc bệnh này cao hơn rất nhiều lần so với những đứa trẻ thông thường.

Do chế độ ăn uống: Nếu trẻ không có một khẩu phần ăn hợp lý mà lại được cung cấp quá nhiều các chất như chất béo, tinh bột hay đường thì việc tích tụ mỡ thừa là vô cùng dễ dàng.

Do vận động ít: Những đứa trẻ thường chỉ nằm nhà xem tivi, chơi điện tử và không hoạt động cũng cò nguy cơ bị béo phì rất cao vì lượng mỡ không được tiêu thụ một cách hợp lý mà lại tích tụ dần qua từng ngày.

Kháng insulin: Insulin là một hormone quan trọng kiểm soát lưu trữ năng lượng. Nói một cách đơn giản, nó có trách nhiệm báo cho các tế bào mỡ lưu trữ nhiều chất béo hơn và dẫn đến tăng cân. Khi trẻ ăn thức ăn vặt, hàm lượng calo quá mức khuyến khích sự đề kháng insulin bằng cách tăng mức insulin trong cơ thể và điều này dẫn đến nhiều năng lượng hơn được lưu trữ dưới dạng chất béo.

Tác dụng nghiêm trọng của bệnh béo phì ở trẻ em:
Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2: Trẻ em thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn. Bệnh tiểu đường loại 2 xảy ra khi cơ thể không thể chuyển hóa glucose đúng cách và nó có thể dẫn đến một số vấn đề khác như tổn thương dây thần kinh, rối loạn chức năng thận và bệnh về mắt.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim: Nồng độ cholesterol xấu cao và tăng huyết áp là những biến chứng thường gặp đi kèm với béo phì ở trẻ em và làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim trong tương lai. Một khi mắc bệnh tim, nó có thể dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ.

Tăng nguy cơ bị hen suyễn: Hen suyễn xảy ra khi đường hô hấp của phổi bị viêm và tình trạng này có liên quan mật thiết với bệnh béo phì. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng béo phì thực tế có thể làm tăng nguy cơ trở thành hen suyễn.

Phát triển đau khớp: Đau khớp là một vấn đề phổ biến khác ở trẻ thừa cân do xương khớp phải mang một trọng lượng lớn của cơ thể. Tuy nhiên, đau khớp có xu hướng giảm dần khi bé bắt đầu giảm cân.

Rối loạn giấc ngủ: Trẻ béo phì cũng có xu hướng bị rối loạn giấc ngủ khác nhau như ngáy ngủ và ngưng thở trong khi ngủ. Đây thường là kết quả trực tiếp của chất béo dư thừa xung quanh cổ, có xu hướng chặn đường hô hấp trong khi ngủ.

Các vấn đề xã hội: Trẻ em béo phì có xu hướng là nạn nhân của việc bắt nạt ở trường và điều này có thể dẫn đến trầm cảm, giảm lòng tự trọng và cách ly xã hội. Nếu điều này không được kiểm soát, nó có thể ảnh hướng xấu cho đến khi trẻ trưởng thành hoặc thậm chí dẫn đến tự sát.

Nguồn Mặt Trận: http://tapchimattran.vn/suc-khoe/benh-beo-phi-o-tre-em-ngay-cang-tang-vi-dau-nen-noi-17261.html