Bên trong Triều Tiên đang phong tỏa vì COVID-19 thế nào?

Sự chú ý của thế giới về Triều Tiên chẳng những không giảm mà còn tăng lên trong những ngày dịch COVID-19 hoành hành.

Tới thời điểm này Triều Tiên vẫn chưa thông báo có ca nhiễm COVID-19. Như nhiều nước trên thế giới, chính phủ Triều Tiên đã ban hành một loạt biện pháp ngăn chặn dịch lây lan. Triều Tiên đã ngưng mọi hoạt động du lịch và đóng cửa phần lớn biên giới, nhưng vẫn duy trì thương mại với Trung Quốc.

Bên trong đất nước Triều Tiên đang phong tỏa phòng chống COVID-19 ra sao? Trang tin Business Insider đã thu thập được một số hình ảnh những tuần gần đây:

Người dân và công nhân thực hiện các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang và găng tay tốt.

Người dân mang khẩu trang trước nhà ga Bình Nhưỡng ngày 27-4. Ảnh: GETTY IMAGES

Người dân mang khẩu trang trước nhà ga Bình Nhưỡng ngày 27-4. Ảnh: GETTY IMAGES

Người dân mang khẩu trang trên đường phố, trước khách sạn Ryugyong ở Bình Nhưỡng, ngày 28-4. Ảnh: AP

Triều Tiên ngưng đón du khách nước ngoài từ tháng 1.

Quảng trường Kim Il-sung ở Bình Nhưỡng ngày 30-4. Ảnh: AP

Triều Tiên cũng cho biết đã cách ly 10.000 công dân và tất cả các nhà ngoại giao.

Sinh viên đeo khẩu trang và khử trùng tay, kiểm tra nhiệt độ trước khi vào giảng đường, tại đại học Y Bình Nhưỡng ngày 22-4. Ảnh: AFP

Tháng 2, Triều Tiên đóng gần như toàn bộ biên giới đường bộ dài hơn 1.200km của mình với Trung Quốc.

Du khách dùng ống nhòm nhìn sang Triều Tiên, tại một tòa tháp xây bên phía lãnh thổ Trung Quốc giáp với Triều Tiên (phía phải) và Nga (phía trái), gần thị trấn Hồn Xuân, tỉnh Cát Lâm (Trung Quốc) ngày 24-11-2017. Ảnh: REUTERS

Dù Triều Tiên nói áp dụng nhiều biện pháp phòng dịch nhưng nhiều chuyên gia vẫn không chắc chắn về khả năng phòng chống dịch của Triều Tiên – nước vốn có hạ tầng y tế hạn chế vì hàng thập kỷ chịu trừng phạt từ nước ngoài.

Quang cảnh người dân làm việc ở TP Kaesong, tỉnh North Hwanghae (Triều Tiên), nhìn từ đảo Ganghwa (Hàn Quốc) – phía bên kia khu phi quân sự liên Triều, ngày 23-4. Ảnh: AFP

Nhà chức trách Trung Quốc cảnh báo người dân ở các địa phương biên giới không đến quá gần biên giới với Triều Tiên để tránh nguy cơ bị lính biên phòng Triều Tiên bắn.

Biên giới TP Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc) với Triều Tiên, năm 2017. Ảnh: REUTERS

“Chúng tôi được cảnh báo rằng có thể bị giết nếu đến quá gần khu vực biên giới” - một chủ nhà hàng ở thị xã Tập An, tỉnh Cát Lâm (Trung Quốc) nói với hãng tin Reuters.

Binh sĩ Triều Tiên dọc hàng rào giáp với biên giới thị xã Tập An, tỉnh Cát Lâm (Trung Quốc), năm 2017. Ảnh: AP

Sự tò mò của thế giới về Triều Tiên chẳng những không giảm mà còn tăng lên trong những ngày dịch COVID-19 hoành hành. Nhiều người dân Hàn Quốc vẫn đổ về biên giới phía bắc để quan sát sang đất nước Triều Tiên nhiều bí ẩn.

Du khách mang khẩu trang quan sát sang Triều Tiên từ tỉnh Paju (Hàn Quốc) ngày 26-4. Ảnh: AP

Kinh tế Triều Tiên phụ thuộc vào thương mại với Trung Quốc, và nước này đã không ngưng hoàn toàn các hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu với Trung Quốc, tuy nhiên có các hướng dẫn nghiêm ngặt về khử trùng, vệ sinh với hàng nhập khẩu.

Nhân viên Ủy ban Nhà nước về Quản lý chất lượng mang dụng cụ xịt khử trùng đi kiểm tra và kiểm dịch người và hàng hóa nhập khẩu, tại sân bay Bình Nhưỡng, ngày 1-2. Ảnh: AP

Hình ảnh từ bên trong Triều Tiên những tuần gần đây cho thấy người dân và công nhân nước này thực hiện tốt hướng dẫn phòng dịch.

Công nhân làm việc tại nhà máy kim chi Ryugyong ở Bình Nhưỡng ngày 24-4. Ảnh: AP

Nhân viên y tế được huy động hướng dẫn người dân về cách nhận biết các triệu chứng nhiễm COVID-19 cũng như cách phòng ngừa.

Một y tá giải thích chi tiết về COVID-19 và cách phòng ngừa lây nhiễm tại bệnh viện Phyongchon ở Bình Nhưỡng ngày 1-4. Ảnh: AP

Trường đại học ở Bình Nhưỡng đã thực hiện kiểm tra nhiệt độ cho sinh viên trước khi sinh viên vào học lại sau một kỳ nghỉ.

Một sinh viên mang khẩu trang và được kiểm tra nhiệt độ trước khi vào học lại sau một kỳ nghỉ, tại trường đại học công nghệ Kim Chaek ở Bình Nhưỡng ngày 22-4. Ảnh: AP

Hình ảnh từ các lớp học trong trường đại học cho thấy sinh viên mang khẩu trang trong giờ học, nhưng lại ngồi khá sát nhau, không đúng theo hướng dẫn giữ khoảng cách 2m.

Sinh viên mang khẩu trang khi ngồi học, tại trường đại học công nghệ Kim Chaek ở Bình Nhưỡng ngày 22-4. Ảnh: AP

Sinh viên cũng tham gia vệ sinh lớp học mùa dịch.

Sinh viên vệ sinh lớp học trước khi giờ học bắt đầu ở trường đại học nghiên cứu đối ngoại Bình Nhưỡng ngày 22-4. Ảnh: GETTY IMAGES

Dù dịch bệnh nhưng nhiều người dân vẫn đến tham gia buổi lễ kỷ niệm ngày sinh cố Chủ tịch Kim Il-sung - là ngày lễ quan trọng nhất Triều Tiên (15-4).

Người dân đặt hoa lên tượng đồng của cố Chủ tịch Kim Il-sung và cố Chủ tịch Kim Jong-il nhân ngày lễ kỷ niệm 108 năm ngày sinh của ông Kim Il-sung, ở Bình Nhưỡng ngày 15-4. Ảnh: AP

Người dân đặt hoa lên tượng đồng của cố Chủ tịch Kim Il-sung và cố Chủ tịch Kim Jong-il nhân ngày lễ kỷ niệm 108 năm ngày sinh của ông Kim Il-sung, ở Bình Nhưỡng ngày 15-4. Ảnh: AP

Một lý do để các chuyên gia không cảm thấy thuyết phục từ việc Triều Tiên nói không có ca nhiễm hay ca tử vong nào vì COVID-19 là vì nước này vẫn duy trì thương mại với Trung Quốc.

Người dân mang khẩu trang trong khi đi đường ở Bình Nhưỡng, ngày 1-4. Ảnh: AP

Nhiều chuyên gia lo ngại hạ tầng không đủ mạnh của hệ thống y tế Triều Tiên cũng là một thách thức lớn trong cuộc chiến chống COVID-19 của nước này. Các chuyên gia về Triều Tiên cũng cho rằng tình trạng suy dinh dưỡng và thể trạng kém của người dân nước này cũng là một điều kiện thuận lợi để dịch bệnh lan tràn.

Quang cảnh người dân làm việc ở TP Kaesong, tỉnh North Hwanghae (Triều Tiên), nhìn từ đảo Ganghwa (Hàn Quốc) – phía bên kia khu phi quân sự liên Triều, ngày 23-4. Ảnh: AFP

Các cộng đồng dân nông thôn đặc biệt dễ bị tổn thương vì nghèo đói và thiếu nguồn lực chăm sóc y tế, theo nhiều chuyên gia.

TP Kaesong, tỉnh North Hwanghae (Triều Tiên), nhìn từ đảo Ganghwa (Hàn Quốc) – phía bên kia khu phi quân sự liên Triều, ngày 23-4. Ảnh: AFP

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói mình nhận văn bản cập nhật tình hình dịch mỗi tuần từ Triều Tiên. WHO cũng cho biết đã gửi các bộ xét nghiệm và thiết bị bảo hộ đến Triều Tiên.

Sinh viên đeo khẩu trang và khử trùng tay, kiểm tra nhiệt độ trước khi vào giảng đường, tại đại học Y Bình Nhưỡng ngày 22-4. Ảnh: AFP

Truyền thông nhà nước Triều Tiên nói rằng chính phủ kêu gọi tuân thủ nghiêm các hướng dẫn phòng dịch. Tuy nhiên hình ảnh từ một cuộc họp Quốc hội cho thấy các quan chức – bao gồm cả lãnh đạo Kim Jong-un đều không mang khẩu trang và giữ khoảng cách như hướng dẫn.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chủ trì (giữa) cuộc họp Bộ Chính trị Ủy ban Trung ương đảng Lao động Triều Tiên ngày 11-4. Ảnh: KCNA

Những ngày qua có nhiều đồn đoán về sức khỏe ông Kim trong bối cảnh Triều Tiên đang phong tỏa vì dịch COVID-19 và ông Kim đã không xuất hiện trước công chúng từ sau khi chủ trì một cuộc họp đảng ngày 11-4.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị trung ương đảng Lao động Triều Tiên ngày 11-4. Ảnh: KCNA

Đến tận ngày 11-5 truyền thông Triều Tiên vẫn im lặng về các đồn đoán sức khỏe của ông Kim. Trong khi đó các đồn đoán ngày càng dồn dập rằng ông đang nguy kịch sau một ca phẫu thuật, thậm chí đã qua đời, hoặc có thể đang ẩn náu tránh bị lây nhiễm COVID-19.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy đoàn tàu đặc biệt của ông Kim có mặt ở Wonsan, tỉnh Kangwon (Triều Tiên) ngày 21-4. Ảnh: 38 NORTH

Nhiều hình ảnh vệ tinh cho thấy có dấu hiệu ông Kim đang ở TP nghỉ dưỡng Wonsan thuộc tỉnh Kangwon. Và đến ngày 2-5 truyền thông Triều Tiên đã đưa thông tin và hình ảnh ông Kim xuất hiện trở lại, sau 20 ngày vắng bóng dẫn tới nhiều đồn đoán.

Ông Kim Jong-un cắt băng khánh thành tại một nhà máy phân bón ở TP Sunchon, tỉnh South Pyongan vào ngày 1-5. Ảnh: KCNA

Tuy nhiên theo đài RT, tin tức và hình ảnh về ông Kim mà KCNA mới đưa sẽ chưa giúp dẹp bỏ hoàn toàn đồn đoán về sức khỏe của ông.

ĐĂNG KHOA

Nguồn PLO: https://plo.vn/quoc-te/su-kien/ben-trong-trieu-tien-dang-phong-toa-vi-covid19-the-nao-909737.html