Bên trong kế hoạch bí mật của Huawei nhằm đánh bại các lệnh trừng phạt của Mỹ (bài 1)

Trên khắp châu Á, các công ty cung ứng trong ngành sản xuất chip máy tính đã nhận được thông điệp mạnh mẽ từ Huawei: Tăng cường năng lực sản xuất, Huawei sẽ mua toàn bộ các sản phẩm của họ...

Trong vài tuần đầu năm 2019, 20 kỹ sư của Tập đoàn công nghệ Huawei đã đến thị trấn Giang Âm (Jiangyin) nằm tại miền đông Trung Quốc nhằm thực hiện một nhiệm vụ quan trọng.

Theo đó, các kỹ sư này đến thực tập tại Công ty Điện tử Giang Tô – một công ty nhà nước, chuyên thử nghiệm và gia công chip điện tử với quy mô lớn nhất Trung Quốc. Các kỹ sư này đã có thời gian học hỏi và thực tập, nhằm nâng cấp các cơ sở sản xuất, cũng như và tăng công suất của các nhà máy thuộc tập đoàn, trước chiến lược gia tăng sản xuất vào mùa thu của hãng.

Sẵn sàng cho cuộc chiến

"Các nhân viên Huawei này có mặt gần bảy ngày một tuần, từ ngày này sang đêm khác, quan sát và và nghiên cứu tỉ mẩn tất cả các chi tiết ... Sau khi các kỹ sư này hoàn thành khoảng thời gian thực tập đó trở về, Huawei đã đưa ra các chính sách nghiêm ngặt nhằm đảm bảo rằng công ty địa phương đáp ứng các tiêu chuẩn toàn cầu càng sớm càng tốt", một giám đốc giấu tên hoạt động trong ngành công nghiệp sản xuất chip chia sẻ. "Điều này thực sự giống như đang chuẩn bị cho thời chiến."

Trên khắp châu Á, các công ty cung ứng trong ngành sản xuất chip máy tính đã nhận được thông điệp tương tự từ Huawei: Tăng cường năng lực sản xuất, Huawei sẽ mua toàn bộ các sản phẩm của họ. Trong bối cảnh bóng mây u ám bao trùm lên nền kinh tế toàn cầu, thì Huawei đã đưa ra một cam kết hấp dẫn: Công ty đảm bảo tỉ lệ bao tiêu sản phẩm lên tới 80% trong hai năm tới đối với các nhà cung cấp tiềm năng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Khi giám đốc tài chính của Tập đoàn – bà Mạnh Vãn Chu bị bắt vào tháng 12/2018, Huawei dường như ngay lập tức đã lên kế hoạch nhằm giảm tối đa sự lệ thuộc của mình vào các nhà cung cấp tại Mỹ. Thay vào đó, Huawei đã thúc đẩy hoạt động phối kết hợp của mình trong chuỗi cung cứng của các công ty tại Châu Á.

Ngay khi Giám đốc Tài chính Mạnh Vãn Chu bị bắt giữ vào tháng 12 năm 2018, Tập đoàn công nghệ Huawei Technologies đã kích hoạt một kế hoạch nhằm tách mình khỏi các nhà cung cấp đến từ Mỹ.

Ngay khi Giám đốc Tài chính Mạnh Vãn Chu bị bắt giữ vào tháng 12 năm 2018, Tập đoàn công nghệ Huawei Technologies đã kích hoạt một kế hoạch nhằm tách mình khỏi các nhà cung cấp đến từ Mỹ.

Đến tháng 5/2019, khi Mỹ tuyên bố những giới hạn mới, nghiêm ngặt hơn đối với các công ty Mỹ bán công nghệ cho Huawei, gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc cũng đã sẵn sàng cho một cuộc chiến công nghệ. Trên thực tế, không phải chỉ có mình Huawei sẵn sàng, rất nhiều những công ty công nghệ khác của Trung Quốc cũng đã chuẩn bị để tách khỏi sự phụ thuộc của mình vào nền công nghệ của xứ cờ hoa, trong một chiến dịch được xem là "khử Mỹ" vĩnh viễn của ngành công nghệ Trung Quốc.

Ông Scott Lin, Phó chủ tịch cấp cao của WPG Holdings - nhà phân phối bán dẫn lớn nhất thế giới cho biết: "Chúng tôi thấy xu hướng rõ ràng của các công ty Trung Quốc đang muốn độc lập và tách rời khỏi các nhà cung cấp ở Mỹ. Tuy nhiên, quá trình này sẽ mất một khoảng thời gian vì rõ ràng, không ai có thể đột ngột cắt nguồn cung cấp của mình được."

Từ những dấu hiệu cảnh báo

Ông Nhậm Chính Phi – một cựu kỹ sư của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, đã thành lập Huawei tại Thành phố công nghiệp Thâm Quyến vào năm 1987. Bắt đầu từ một nhà sản xuất thiết bị chuyển mạch mạng nhỏ, công ty đã vươn lên để trở thành một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu.

Huawei hiện là nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, với sự có mặt tại 170 quốc gia. Năm 2018, hãng này đã vượt qua Apple để trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới. Hiện tại, Huawei đang có 194.000 nhân viên, với doanh thu hàng năm hơn 105 tỷ USD - tương đương với Alphabet – vốn được biết đến là công ty mẹ của Google.

Với quy mô hoạt động đó, Huawei trở thành đối tác lớn nhất của các nhà cung cấp linh kiện và phần mềm trên thế giới. Hàng năm, ngân sách mua các thiết bị từ khắp các đối tác trên thế giới của Huawei ước khoảng 70 tỷ USD. Trong đó, Tập đoàn này chi 15 tỷ USD mỗi năm cho riêng chất bán dẫn. Năm 2018, Huawei đã mua hơn 200 triệu màn hình và hàng trăm triệu ống kính máy ảnh từ các nhà cung cấp.

Rất nhiều trong số đó là các nhà cung cấp đến từ Mỹ. Chỉ tính riêng trong năm ngoái,Huawei đã mua sắm hàng hóa trị giá 11 tỷ đô la từ các nhà cung cấp xứ cờ hoa.

Cụ thể, Qualcomm, Intel và Texas instrument cung cấp cho Huawei các loại chip khác nhau như Skyworks Solutions và Qorvo cung cấp công nghệ tần số vô tuyến cao cấp; Synopsys và Cadence Design Systems cung cấp các công cụ thiết kế chip; Google và Microsoft cung cấp phần mềm. Nằm trong chuỗi cung ứng đó, các công ty hóa chất như Corning, 3M và Dow Chemical thì cung cấp sản phẩm của họ cho các doanh nghiệp chế tạo linh kiện đó.

Trong khi đó, quy mô lớn mạnh của Huawei cùng với các liên kết của hãng này với nhà nước Trung Quốc, từ lâu đã là một vết gợn, làm dấy lên những lo ngại trong giới chính quyền Washington. Ít nhất, đã có 3 lần Mỹ viện lý do an ninh quốc gia mà ra những lệnh trừng phạt đối với Huawei vào các năm 2008, 2010 và 2011. Năm 2012, một báo cáo của Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ đã cáo buộc rằng Huawei đang theo dõi các doanh nghiệp Mỹ trong nỗ lực tiếp cận công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, về phía Huawei, Công ty đã liên tục phủ nhận các cáo buộc này.

Căng thẳng leo thang sau khi tỉ phú Donald Trump trở thành ông chủ thứ 45 của Nhà Trắng. Vào tháng 1 năm 2018, nhà mạng lớn nhất của Mỹ là AT & T đã hủy bỏ kế hoạch bán điện thoại thông minh Mate 10 của Huawei, sau những tuyên bố công khai của các nhà lập pháp và cơ quan tình báo Mỹ cho rằng các sản phẩm của công ty đến từ Trung Quốc này có nguy cơ gián điệp. Cuối năm đó, Nhà Trắng chính thức cấm mọi tổ chức công cộng, kể cả quân đội, sử dụng các thiết bị do Trung Quốc sản xuất.

Vào tháng 5 năm nay, Nhà Trắng đã chuyển sang cắt đứt Huawei khỏi các nhà cung cấp tại Mỹ. Huawei đã được đưa vào "Danh sách thực thể" của Bộ Thương mại Mỹ. Danh sách này xác định các tổ chức và cá nhân được cho là có liên quan hoặc có nguy cơ tham gia đáng kể, trong các hoạt động trái với an ninh quốc gia hoặc lợi ích chính sách đối ngoại của Mỹ.

Theo đó, các hãng Qualcomm, Micron Technology, Qorvo, Lumentum Holdings, Synopsys và Cadence Design Systems, cũng như Google – vốn cung cấp hệ điều hành Android mà Huawei đang sử dụng cho các điện thoại của mình - tất cả đều xác nhận rằng họ sẽ phải ngừng mọi hoạt động với Huawei.

Vào tháng 8, Bộ Thương mại Mỹ tiếp tục bổ sung thêm 46 chi nhánh của Huawei, bao gồm hơn 10 cơ sở nghiên cứu chính, vào danh sách đen. Các lệnh trừng phạt được nghiên cứu và ban hành với mục đích làm tê liệt khả năng cạnh tranh và đổi mới của Huawei.

"Huawei là trung tâm trong cuộc chiến tranh lạnh công nghệ Mỹ - Trung chủ yếu vì lo ngại về sự thống trị của công ty, trên toàn cầu, cũng như công nghệ không dây thế hệ tiếp theo của hãng", Paul Triolo, người đứng đầu nghiên cứu công nghệ địa chất tại Eurasia Group nhận định.

Thế nhưng, dường như kế hoạch của Mỹ nhằm làm chậm tiến độ kỹ thuật của Huawei, có thể đã phản tác dụng. Thay vào đó, chính điều này dường như đang thúc đẩy mong muốn của Trung Quốc để phát triển các lựa chọn thay thế chính từ một chuỗi cung ứng khác.

Huawei dường như đã dự đoán kế hoạch của người Mỹ. Vào tháng 3 năm 2016, ngay khi Nhà Trắng đưa ZTE - một công ty viễn thông khác của Trung Quốc vào Danh sách thực thể, sau những cáo buộc ZTE đã bán thiết bị cho Iran bất chấp lệnh trừng phạt. Nhưng chính từ những căng thẳng ban đầu này, đã giúp các nhà Huawei đề phòng và thúc đẩy hanyx xây dựng kế hoạch dự phòng cụ thể.

Ngay sau khi CFO Mạnh Vãn Chu bị bắt ở Canada, Huawei bắt đầu kế hoạch xây dựng hệ sinh thái và chuỗi cung ứng của riêng mình, trong những nỗ lực nhằm giảm thiểu tối đa sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp linh kiện đến từ xứ cờ hoa.

(còn tiếp)

An Chi

Nguồn DĐDN: https://enternews.vn/ben-trong-ke-hoach-bi-mat-cua-huawei-nham-danh-bai-cac-lenh-trung-phat-cua-my-bai-1-157660.html