Bên trong cung điện xa hoa của bạo chúa khét tiếng La Mã có gì?

Các nhà khảo cổ mới phát hiện tàn tích một cung điện và khu vườn xa hoa thuộc về bạo chúa khét tiếng La Mã Caligula ở Rome, Italy. Vậy bên trong cung điện có gì?

Trong cuộc khai quật bên dưới một tòa nhà văn phòng ở Rome, Italy, các nhà khảo cổ tìm thấy tàn tích một cung điện và khu vườn xa hoa thuộc về bạo chúa khét tiếng La Mã Caligula.

Trong cuộc khai quật bên dưới một tòa nhà văn phòng ở Rome, Italy, các nhà khảo cổ tìm thấy tàn tích một cung điện và khu vườn xa hoa thuộc về bạo chúa khét tiếng La Mã Caligula.

Caligula là hoàng đế thứ 3 của đế chế La Mã. Khi còn sống, ông hoàng này gây chú ý với lối sống cực giàu sang và sa đọa khi có những cuộc tình loạn luân với các chị em gái.

Cung điện mới phát hiện của bạo chúa Caligula nằm trong khu vực đồi Esquiline - một trong 7 ngọn đồi nổi tiếng ở Rome thời cổ đại.

Theo các chuyên gia, cung điện của Caligula được xây dựng hoành tráng, bên trong có những món đồ nội thất đắt tiền. Những bậc cầu thang làm từ đá cẩm thạch trắng và những bức bích họa được trang trí rực rỡ, tỉ mỉ.

Khu vườn cạnh cung điện của hoàng đế Caligula cũng hoành tráng không kém khi có các vòi phun nước.

Đặc biệt, các chuyên gia tìm thấy xương, răng của một số động vật tại khu vườn này như đà điểu, hươu và gấu.

Từ đây, các chuyên gia cho hay bạo chúa Caligula có một vườn thú thu nhỏ gồm nhiều loài động vật khác nhau.

Vào lúc rảnh rổi, Caligula đi dạo trong vườn và ngắm nhìn những con vật được đưa về đây từ nhiều nơi trên lãnh thổ La Mã. Những động vật này có thể biểu diễn xiếc cho hoàng đế Caligula xem.

Các nhà nghiên cứu tiết lộ, ban đầu cung điện và khu vườn trên do thượng nghị sĩ La Mã giàu có và quyền lực Lucius Aelius Lamia xây dựng và sở hữu. Về sau, Caligula trở thành chủ nhân tiếp theo của nơi này.

Mời độc giả xem video: Phong cách đeo khẩu trang trong mùa nắng nóng tại Italy. Nguồn: VTV24.

Tâm Anh (theo DM)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/ben-trong-cung-dien-xa-hoa-cua-bao-chua-khet-tieng-la-ma-co-gi-1462038.html