Belarus ngậm trái đắng phương Tây, hiểu lòng người Nga?

Tổng thống Lukashenko có nhận ra 'chân ái' khi vướng sóng gió phương Tây?

Chuyên gia Andrei Karabryants của trang tin 1prime.ru có bài phân tích về quan hệ năng lượng Nga-Belarus và chính sách đa dạng hóa nguồn cung dầu khí của Belarus tác động như thế nào đến tình hình hiện nay ở Minsk.

Belarus vừa xoay hướng liền nhận trái đắng, chỉ rõ phương Tây can thiệp chính trị.

Belarus vừa xoay hướng liền nhận trái đắng, chỉ rõ phương Tây can thiệp chính trị.

Mỹ đã bắt đầu cung cấp dầu thô White Eagle cho Belarus. Mỹ đang tìm cách đẩy Nga ra khỏi thị trường năng lượng châu Âu. Mặc dù Nga vẫn là nhà cung cấp chính dầu thô cho Belarus, nhưng công ty dầu khí Belneftekhim của nước này sẽ tiếp tục mua dầu từ các nguồn thay thế khác.

Việc Mỹ xuất khẩu dầu thô sang Belarus là một phần trong dự án quy mô Mỹ - Ba Lan nhằm mục đích đẩy Nga khỏi thị trường nguồn cung năng lượng cho khu vực Đông Âu.

Các đặc tính chất lượng của hỗn hợp này tương ứng với dầu Urals. Công ty 3 Sea Energy - liên doanh giữa hai công ty năng lượng Getka (Mỹ) và Unimot (Ba Lan) phụ trách xuất khẩu dầu White Eagle đến thị trường châu Âu.

Vào tháng 2/2020, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã có chuyến thăm chính thức tới Belarus. Trong chuyến thăm, ngoại trưởng Pompeo đã có cuộc tiếp kiến với Tổng thống Lukashenko và hứa sẽđảm bảo tất cả nhu cầu tiêu thụ năng lượng của Belarus. Chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ đánh dấu sự khởi đầu của quan hệ hợp tác kinh tế và chính trị giữa Mỹ và Belarus. Sau cuộc gặp, Ngoại trưởng Mỹ kể rằng, Mỹ mong muốn giúp đỡ Belarus xây dựng quốc gia có chủquyền. Các nhà sản xuất năng lượng Mỹ đã sẵn sàng cung cấp 100% nhu cầu dầu thô cần thiết cho Belarus với giá cả cạnh tranh. Mỹ là nhà sản xuất năng lượng lớn nhất thế giới. Đến với Mỹ là tất cả những gì Belarus cần.

"Làn gió mới" của tiêu chuẩn dầu "Đại bàng trắng" bổ sung cho thị trường Belarus ở thời điểm Minsk và Moscow xung đột về các điều khoản của thỏa thuận năng lượng mới.

Trong tháng 1/2020, phía Nga chỉ có 500.000 + 2 triệu tấn theo Thỏa thuận liên chính phủ được phía Nga cung cấp cho các nhà máy lọc dầu của Belarus. Nguồn cung dầu thô từ Nga sau đó được nối lại, tuy nhiên, phía Belarus quan tâm hơn đến các nguồn cung dầu thay thế.

Ngoài Nga, trong 6 tháng đầu năm 2020 Belarus ghi nhận nhập khẩu dầu thô từ Azerbaijan, KSA, Na Uy, Kazakhstan và Mỹ (sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ đến nước này). Lô dầu đầu tiên của Mỹvới khối lượng 77.000 tấn đã đến Belarus vào đầu tháng 6 vừa qua. Theo thông báo của Chính phủ Mỹ, việc giao hàng được thực hiện bởi công ty thương mại dầu khí United Energy Trading, có sự tham gia của Getka và Unimot.

Trong 6 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu dầu thô của Belarus đạt 6,15 triệu tấn, trong đó có 4,65 triệu tấn nhập khẩu bằng đường ống từ Nga, thấp hơn gần 2 lần so với cùng kỳ năm 2019. Ngoài ra, gần 500.000 tấn dầu khác được cung cấp cho Belarus bằng đường sắt. Sản lượng nhập khẩu dầu thô thay thế khác của Belarus đạt gần 1 triệu tấn, trong đó phần lớn lượng nhập khẩu từ Azerbaijan.

Về bản chất, Belarus không có ý định nhập khẩu dầu thô thay thế, mặc dù thực tế nó đắt hơn so với dầu Urals của Nga. Chính phủ Belarus tin rằng, các nguồn dầu thô thay thế là một công cụ gây áp lực hiệu quả đối với Nga, cho phép nước này giảm đáng kể các nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nga và nâng cao hơn vị thế trong quan hệ kinh tế với Nga.

Điều đặc biệt hơn là trong khi Belarus vừa mới tìm thấy một lý do tiếp cận gần hơn tới phương Tây với mong muốn có thêm một "con bài" gây áp lực trong quan hệ với Nga thì xảy ra tình trạng bạo động ở nước này hậu bầu cử. Phản ứng mạnh mẽ của phương Tây đối với cuộc bầu cử và ủng hộ cuộc biểu tình dẫn tới bạo động có lẽ đã khiến Belarus phải nghĩ lại.

Mới đây nhất, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Stephen Biegun đã tuyên bố và tiếp tục nhắc lại quan điểm ủng hộ các lãnh đạo châu Âu rằng, Belarus có thể bị trừng phạt vì những hành động trấn áp biểu tình và gian lận bầu cử. Tổng thống Lukashenko có thể nhận đòn trừng phạt của "những người bạn mới" ngay khi vừa bắt đầu hướng Tây.

Đáng chú ý hơn là các lệnh trừng phạt sẽ có thể gồm việc Mỹ ngừng cung cấp dầu cho Belerus - thành quả lớn nhất trong "công cuộc phá băng" cho quan hệ giữa Belarus với Mỹ-phương Tây.

Cựu Giám đốc CIA Mike Pompeo chính là người đi tiên phong trong công cuộc phá băng cho quan hệ Mỹ-Belarus và cũng chính là người đề xuất việc Mỹ cung cấp dầu cho Belarus để làm minh chứng rõ ràng nhất cho việc "tan băng".

Khi Minsk có những chuyển động ngược với "hướng thổi của những cơn gió Tây" vào Belarus thì chính ông Mike Pompeo đã lên tiếng rút lại "công cụ phá băng" để tái lập hiện trạng "đóng băng" với Minsk. Giữa tháng 8 vừa qua, ông Pompeo đã tuyên bố nước Mỹ buộc phải trừng phạt Belarus do tình hình chính trị có dấu hiệu bất ổn định.

Điều đó không bất ngờ với dư luận, bởi đó là lối hành xử quen thuộc của Mỹ khi mục đích trong các mưu đồ không đạt được như họ tính toán.

Ở thời điểm này, Belarus đã dần nhận thấy những hệ quả thực sự khi họ mới có xu hướng tiến gần hơn phương Tây về năng lượng. Trong bối cảnh rối ren, Nga lại tiếp tục trở thành cứu cánh cho ông Lukashenko.

Người Nga đã luôn hỗ trợ Belarus trong những tình huống bất lợi do chính sách xoay trục năng lượng.

Trước đó, hàng năm Nga cung cấp cho Belarus tới 24 triệu tấn dầu với giá ưu đãi đặc biệt, trong đó Belarus chỉ sử dụng 6 triệu tấn, còn 18 triệu tấn là bán lại kiếm lời, với số tiền lên tới hơn 1,6 tỷ USD mỗi năm.

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko ngày 4/8 tuyên bố, xung đột dầu mỏ với Nga và đại dịch toàn cầu đã khiến nước này ảnh hưởng ngân sách mạnh mẽ. Nước này đã mất 1,5 tỷ rúp Belarus (khoảng 600 triệu USD) vì tranh chấp dầu mỏ với Nga.

Trong bối cảnh Belarus liên tục chịu sức ép ngoại giao và trừng phạt của phương Tây, cùng các đe dọa an ninh ở biên giới thì Nga vẫn tiếp tục song hành cùng chính quyền Belarus.

Theo các nhà quan sát, máy bay của Chính phủ Nga đã 2 lần tới Minsk chỉ trong vòng 1 tuần qua. Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng nhiệt tình lắng nghe tình hình cập nhật từ ông Lukashenko thông qua các cuộc điện đàm dày đặc.

Trên các phương tiện truyền thông quốc tế, Nga liên tục gửi đi các thông điệp cảnh báo phương Tây không can thiệp chính trị vào Belarus và ngay cả Mỹ cũng phải thừa nhận rằng không trông thấy bằng chứng nào cho thấy Nga đã thúc đẩy tình hình nóng rẫy ở Minsk, đe dọa đến chiếc ghế quyền lực của Lukashenko.

Mới đây, Nga cũng tuyên bố sẽ hỗ trợ quân sự Belarus trong tình hình căng thẳng tuân theo các nghĩa vụ của Hiệp ước liên minh giữa hai nước.

Hải Lâm

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/belarus-ngam-trai-dang-phuong-tay-hieu-long-nguoi-nga-3418018/