Belarus loại biên Su-27, liệu có bán rẻ cho các nước có nhu cầu?

Là quốc gia được thừa hưởng nhiều chiến đấu cơ hạng nặng Su-27 sau khi Liên Xô sụp đổ, nhưng do tiềm lực hạn chế, Belarus phải loại biên số máy bay này, mặc dù chúng vẫn còn niên hạn sử dụng.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, Belarus thừa hưởng một kho vũ khí khá lớn của Liên Xô; từ xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 và T-80, cho đến một số phi đội máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư tiên tiến. Trong số đó có các chiến đấu cơ hạng trung MiG-29, tiêm kích hạng nặng Su-27 Flanker; cường kích Su-24M, cường kích bom Su-25.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, Belarus thừa hưởng một kho vũ khí khá lớn của Liên Xô; từ xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 và T-80, cho đến một số phi đội máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư tiên tiến. Trong số đó có các chiến đấu cơ hạng trung MiG-29, tiêm kích hạng nặng Su-27 Flanker; cường kích Su-24M, cường kích bom Su-25.

Ngoài ra Belarus còn sở hữu một phi đội máy bay đánh chặn MiG-25PD, loại chiến đấu cơ thế hệ ba có tốc độ nhanh nhất thế giới và đã được Liên Xô nâng cấp lên thế hệ bốn. Nhưng do nền kinh tế nhỏ bé, quy mô dân số chỉ 10 triệu người, GDP bình quân đầu người thấp, nên Belarus khó có thể duy trì số máy bay lớn như vậy.

Kết quả là số MiG-25, loại máy bay có chi phí hoạt động cao nhất, cùng số máy bay chiến đấu thế hệ ba như MiG-23, MiG-21 được loại biên; bán bớt MiG-29 và Su-24 cho Sudan, đưa một phần phi đội MiG-29 còn lại vào niêm cất. Không quân Belarus chỉ còn ba loại máy bay chiến đấu chính là Su-25, MiG-29 và Su-27.

Su-27 là loại vũ khí hiện đại với một quốc gia có tiềm lực nhỏ như vậy, số máy bay này được Liên Xô đưa vào biên chế năm 1985; đây là loại chiến đấu cơ có tính năng tốt nhất vào thời điểm đó; Su-27 được trang bị radar có công suất lớn, khả năng cơ động tuyệt vời và trang bị những vũ khí tầm xa, như tên lửa R-27.

Số máy bay chiến đấu Su-27 của Belarus, là được kế thừa từ Trung đoàn không quân Tiêm kích 61 của Liên Xô, đã được triển khai tại nước này, để chống lại số F-15 của NATO. Trong khi hai chiếc Su-27 đã được bán cho Mỹ, 22 chiếc vẫn phục vụ, với ưu thế là chiến đấu hiện đại nhất châu Âu.

Mặc dù Su-27 có tính năng hiện đại và Belarus có năng lực nâng cấp, nhưng quốc gia này không đủ khả năng tài chính để tiếp tục sử dụng số chiến đấu cơ hạng nặng, nhưng có chi phí hoạt động cao như vậy. Do đó, những chiếc Su-27 đã được rút khỏi biên chế và được đưa vào niêm cất vào tháng 12/2012.

Về lý do cho Su-27 loại biên, Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng không - Không quân Belarus, Thiếu tướng Oleg Dvigalev cho biết: “Su-27 là loại máy bay sử dụng rất tốn kém, nó tiêu thụ quá nhiều nhiên liệu và việc bảo dưỡng cũng rất tốn kém”.

Trong điều kiện lãnh thổ nhỏ bé của Belarus, khi sử dụng Su-27 cho nhiệm vụ tuần tra, nếu xuất phát từ căn cứ không quân ở Baranovichi, sau khi nhiệm vụ kết thúc, Su-27 phải tiếp tục ở trên không trong gần 1,5 giờ vì lý do phải tiêu thụ hết phần còn lại của nhiên liệu, để khỏi ảnh hưởng đến hệ thống càng đáp và khung máy bay.

Một yếu tố khác là số Su-27 phải được nâng cấp, để đáp ứng được yêu cầu của cuộc chiến tranh hiện đại; với việc phi đội Su-27 của Nga được nâng cấp với cảm biến và hệ thống tác chiến điện tử hiện đại, cùng các loại tên lửa mới. Nhưng liệu Belarus có đủ khả năng mua những nâng cấp tương tự hay không, vẫn còn là một câu hỏi.

Việc Su-27 loại biên khiến Không quân Belarus suy giảm sức mạnh, khi chỉ còn 2 phi đội MiG-29 hạng trung, mặc dù đã được hiện đại hóa trong nước. Tuy năng lực kém hơn nhiều so với Su-27 trong vai trò không đối không, nhưng MiG-29 được thiết kế, để bao phủ một khu vực nhỏ hơn nhiều và có chi phí hoạt động thấp hơn đáng kể.

Mặc dù đã cho loại biên Su-27, nhưng Belarus vẫn tiến hành nâng cấp cho cả máy bay Su-27 của Việt Nam và máy bay Su-30 của Angola; nhưng đây là phiên bản hai chỗ ngồi, hiện đại hơn từ thiết kế Su-27 của Belarus, được sản xuất dưới thời Liên Xô.

Nhưng chiếc Su-27 của Việt Nam và Angola được xếp loại chiến đấu cơ thế hệ 4+ và do Nga sản xuất sau khi Liên Xô tan rã. Tuy nhiên với tiềm lực công nghệ hiện có, Belarus có thể đưa số Su-27 của họ trở lại biên chế chiến đấu bất kỳ lúc nào.

Trong bối cảnh các lực lượng NATO triển khai ngày càng tăng gần biên giới của mình, mà Minsk đã nhiều lần coi đây là mối đe dọa, Belarus gần đây đã mua 12 máy bay chiến đấu Su-30SM từ Nga; chiếc đầu tiên được chuyển giao vào năm 2019.

Su-30SM là biến thể hiện đại nhất và có khả năng nhất của dòng Su-27 (ngoại trừ Su-35). Chi phí bảo trì của Su-30 cũng được cho là thấp hơn đáng kể so với Su-27, mặc dù trọng lượng nặng hơn một chút.

Với những hệ thống điện tử hàng không, cảm biến và vũ khí mới, cho phép Su-30SM có khả năng chiến đấu lớn hơn nhiều với chi phí thấp hơn nhiều. Đây cũng là chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Nga.

Với những điểm tương đồng giữa Su-30 và Su-27, có thể những chiếc Su-27 hiện hiện đang được niêm cất, sẽ sẵn sàng trở lại biên chế chiến đấu, và các phi công được lái Su-30, có thể dễ dàng chuyển sang lái Su-27, hơn là những phi công lái MiG-29.

Theo những nguồn tin, rất có thể Không quân Belarus sẽ sang nhượng lại toàn bộ số Su-27 của họ với giá rẻ, với điều kiện Belarus sẽ đảm nhiệm nâng cấp toàn bộ. Đây cũng là vấn đề đáng quan tâm với những quốc gia có ngân sách quốc phòng hạn chế, nhưng vẫn có thể sở hữu chiến đấu hạng nặng, hiện đại. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tiêm kích Su-27 tới nay vẫn là trụ cột của rất nhiều lực lượng Không quân lớn nhỏ trên thế giới. Nguồn: Avia.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/belarus-loai-bien-su-27-lieu-co-ban-re-cho-cac-nuoc-co-nhu-cau-1539410.html