Belarus-Ba Lan đe dọa xung đột: Chuyên gia nhận định gì?

Xin giới thiệu bài viết của chuyên gia quân sự Nga Aleksandr Kharaluzhny về cuộc xung đột giả định để tham khảo. Bài đăng trên 'Bình luận quân sự' (Nga) ngày 15/9/2020.

Trong cuộc gặp của các tổng thống Belarus và Nga tại Sochi, (Tổng thống Belarus) Alexandr Lukashenko đã cảm ơn Tổng thống Vladimir Putin vì ông đã tuyên bố rõ rằng không một ai "có thể lâývũ khí để đe dọa" gần biên giới Belarus, vì "đây là đường biên giới của Quốc gia Liên minh" (Nga- Belrus).

Quả là có như vậy thật, nhưng chúng ta hãy dành một giây để thử hình dung tình huống xảy ra một cuộc đụng độ quân sự giữa Minsk và Warsaw và tạm để sang một bên sự hỗ trợ quân sự của Nga cũng như sự can dự của NATO. Trong trường trường hợp này, cơ hội chiến thắng của bên nào nhiều hơn?

Hãy bắt đầu từ việc đơn giản nhất - so sánh quân số của Các Lực lượng Vũ trang (CLLVT) hai quốc gia. Ở tiêu chí này, Ba Lan có vẻ như dẫn trước và đồng thời đang gia tăng cách biệt với tốc độ ngày càng nhanh.

Nếu như vào năm 2015 Quân đội nước này chỉ có 95.000 người thì đến đầu năm nay con số này đã tăng lên gần 130.000 người. Hơn nữa, Warsaw cũng không hề giấu giếm kế hoạch tăng số lượng người Ba Lan cầm vũ khí lên tới 200.000 người.

Ngoài quân đội chính quy, quốc gia này còn rất chú trọng việc thành lập các lực lượng bảo vệ lãnh thổ, hay nói một cách đơn giản hơn, là lực lượng dân quân. Lực lượng này (dân quân) được xây dựng phần lớn là theo kinh nghiệm xây dựng các tiểu đoàn quân tình nguyện Ucraine và hiện đang được các giáo viên người Mỹ huấn luyện. Hiện nay, quân số của các đơn vị như vậy lên tới 20.000 người, dự kiến đến năm 2024 sẽ tăng lên hơn 50.000 người.

Trong Quân đội Belarus chỉ có 65.000 người phục vụ, trong đó có 45.000 người mang quân hàm (quân nhân). Quân số CLLVT chỉ bằng một nửa CLLVT Ba lan. Vậy nên- không có sự lựa chọn nào khác chăng? Không, chúng ta sẽ không vội vàng kết luận như vậy:

Quân đội Ba Lan là quân đội chuyên nghiệp, có nghĩa là, nếu gọi sự vật bằng đúng tên của nó thì đó là đội quân đánh thuê. Ở Belarus, chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc vẫn được áp dụng. Thành thử, trong trường hợp xảy ra chiến tranh, Minsk sẽ có thể huy động từ 350.000 đến 500.000 (theo nhiều ước tính) quân dự bị có khả năng sẵn sàng chiến đấu và đã được rèn luyện trong môi trường quân ngũ từ trước đó.

Còn về trang bị vũ khí và quân trang quân dụng cho lực lượng (dự bị) này, hãy tin tôi đi, sẽ có đủ và thừa đủ: Các kho quân sự của Belarus, khác với các kho cùng loại của Ukraine ở chỗ là chúng không hề bị cướp bóc hay bán tống bán tháo.

Thêm nữa, phải nhấn mạnh một điểm là người Belarus có lực lượng bảo vệ lãnh thổ đủ khả năng kế thừa và phát triển một cách sáng tạo truyền thống chiến tranh du kích vẻ vang của mình, thêm nữa- lực lượng này có quân số nhiều hơn gấp sáu lần so với lực lượng tương tự của người Ba Lan: tới 120.000 (trong đó có rất nhiều “cựu lính nghĩa vụ”). Vì vậy, nếu so sánh số lượng (trong điều kiện thời chiến), ưu thế vẫn nghiêng về Minsk.

Nếu xét về quy mô ngân sách quân sự, Ba Lan chắc chắn dẫn trước. Theo các số liệu hiện có, trong năm nay họ phải chi hơn 13 tỷ USD cho các nhu cầu quốc phòng, tức là 2,1% GDP của cả nước. Belarus chỉ dành hơn 620 triệu USD cho các khoản chi tương tự. Nhưng ở đây cũng vậy, rất không nên vội vàng đưa ra các kết luận như đinh đóng cột.

Với ngân sách quân sự chỉ đứng thứ 92 trên thế giới (theo đánh giá của Global Firepower), nhưng tính đến đầu năm nay quốc gia này (Belarus) đã chiếm vị trí thứ 53 tính theo tiêu chí sức mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu, vượt xa một số quân đội Châu Âu được cung cấp tài chính hào phóng hơn nhiều.

Đã đến lúc nhìn vào vũ khí trang bị của cả hai quân đội. Về xe tăng- Minsk chắc chắn hơn. Theo những ước tính khiêm tốn nhất, Quân đội Belarus có hơn 1.300 chiếc xe tăng đang có trong trang bị, nếu tính theo rộng hơn, tức tính cả những xe đang niêm cất- 1.600 chiếc.

Chủ yếu là những biến thể khác nhau của T-72, trong đó có 20 chiếc T-72BZ, ngoài ra còn có khoảng 70 chiếc T-80. ... Quân đội Ba Lan có một đội quân xe tăng rất tốt, xét theo chuẩn của NATO: tới 900-1000 chiếc.

Về cơ bản, đấy là những chiếc T-72 do Liên Xô chế tạo hoặc PT-91 "Twardy" được sản xuất tại Ba Lan. Ngoài ra còn có 250 chiếc“Leopard” Đức với các mức độ hao mòn khác nhau, chủ yếu là biến thể 2A4. Xét về số lượng xe vận tải bọc thép (BTR) và xe chiến đấu bộ binh (BMP) , người Belarus cũng có nhiều hơn người Ba Lan tới khoảng một lần rưỡi (khoảng 3.000 chiếc so với 2.000 chiếc).

Về pháo binh, Belarusia (nguyên văn) thắng. Theo bảng xếp hạng của chính Global Firepower nói trên, về số lượng pháo kéo, bộ đội Belarus đứng thứ 17 thế giới và về pháo phản lực–xếp hạng 15 trên thế giới.

Không thể không tính đến tổ hợp pháo phản lực phóng loạt (MLRS) "Polonez" do Belarus - Trung Quốc hợp tác sản xuất với những tính năng kỹ- chiến thuật khá tốt mới đưa vào trang bị cách đây vài năm. Nhưng nói chung, lực lượng nòng cốt của vũ khí pháo binh Blelarus vẫn là các tổ hợp “Grad”, “Uragna” và “Smerch” với hơn một trăm tổ hợp.

MLRS "Polonez" Belarus

MLRS "Polonez" Belarus

Về không quân... Hiện giờ thì cả hai bên đều chưa có gì quá đặc biệt để khoe. Kế hoạch mua 32 chiếc F-35 Lightning II của Warsaw là chủ đề của thì tương lai. Như người ta thường nói, đó là một con sếu đa năng trên bầu trời ... Đến thời điểm hiện tại, Không quân Ba Lan có 50 chiếc F-16.

Số còn lại- MiG-29 và Su-22M Xô Viết, hoặc đã bị thanh lý hết, hoặc là vẫn đang còn chưa thanh lý hết. Belarus đã nhanh chóng vượt lên trước trong “công cuộc” đổi mới máy bay, sau khi mới nhận trong năm nay 4 chiếc Su-30SM thế hệ 4+ đầu tiên. Việc (Nga) bàn giao nốt 8 chiếc còn lại theo hợp đồng có lẽ sẽ không bị trì hoãn (nhất là trong điều kiện như hiện tại). Tuy vậy, những chiếc MiG-29 có trong trang bị của Không quân Belarus đã được hiện đại hóa sâu nên các khả năng tác chiến được cải thiện rất đáng kể.

Tuy nhiên, bức tranh về sự cân bằng tương đối trên không của phía Ba Lan đã bị lực lượng phòng không Belarus “vô hiệu hóa” . Thậm chí không có gì để đem ra so sánh ở đây (lực lượng phòng không), đặc biệt là sau khi Minsk đã có trong tay tới 16 tiểu đoàn tên lửa phòng không S-300 và ít nhất là 5 đại đội tên lửa phòng không “Tor-M2E”.

Chúng ta bổ sung thêm vào danh sách này một chục tiểu đoàn "Buk" và "Osa" và, như một số chuyên gia thường nói, "một số lượng không xác định"cáctổ hợp S-125 còn sử dụng tốt, nhân với các radar rất hiệu quả và hiện đại của Belarus- chúng ta sẽ có được một hệ thống phòng không rất khó “nhằn” ngay cả với những thành viên khác của Liên minh Bắc Đại Tây Dương mạnh hơn nhiều so với Ba Lan.

Tất cả những gì đã nói ở trên là một so sánh khá thô thiển và sơ sài do chỉ dựa trên các chỉ số định lượng thuần túy.

Như mọi người đều biết, yếu tố quyết định thắng bại trong các cuộc chiến tranhkhông phảilà số lượng xe tăng hay số lượng pháo, mà là tinh thần chiến đâúvà sự sẵn sàng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng của những người lính tham gia các đợt tấn công hoặc giữ trận địa phòng ngự.

Và trong chuyện này thì như gần như tất cả mọi người đều phải thừa nhận, Quân đội Belarus cao hơn các đối thủ tiềm tàng từ Phương Tây đến hơn một trăm cái đầu. Chủ nghĩa yêu nước và sự sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc đến giọt máu cuối cùng luôn khiến các chiến binh Belarus trở thành những đối thủ rất khó bị đánh bại.

Lê Hùng- Nguyễn Hoàng (dịch)

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/belarus-ba-lan-de-doa-xung-dot-chuyen-gia-nhan-dinh-gi-3419212/