'Bẫy độc' trong băng ở Alaska: Đẹp mê hồn nhưng vô cùng đáng sợ

Bộ ảnh cho thấy những dấu hiệu đáng lo ngại của biến đổi khí hậu.

Hết năm này qua năm khác, khi mùa thu ở Alaska sắp kết thúc, nhiếp ảnh gia Ryota Kajita đi tìm những bông tuyết đầu tiên của mùa đông. Nhiếp ảnh gia sinh ra ở Nhật Bản sống ở Fairbanks, Alaska, Mỹ, Kajita tin rằng, mọi thứ đều có thể ngay cả khi nó dường như là không đáng chý ý đến, suy nghĩ rộng hơn tới các khía cạnh trên Trái Đất của chúng ta.

Một ví dụ là băng, sau khi nó đóng băng trên ao và hồ nó đã bị tuyết che khuất.

Kajita đã chụp ảnh qua băng từ năm 2010 cho dự án Ice Formations của mình. Anh bị quyến rũ bởi các khối hình học mà anh nhìn thấy: những cánh đồng bong bóng dưới bề mặt bị đóng băng và những tinh thể băng tuyết phủ đầy nó. Nhiều bức ảnh là những bẫy khí metan và CO2 bị đóng băng.

Kajita đã mô tả khoa học đằng sau những hình ảnh trong dự án của mình cho phòng trưng bày kỹ thuật số Life-Framer.com. Những thành tạo băng này có đường kính từ 10 đến 30 inch (25 đến 75 cm) thường đến từ các bong bóng khí đông lạnh như metan và CO2 bị mắc kẹt dưới băng.

Khi nước đóng băng, nó biến thành băng một cách chậm rãi từ bề mặt xuống và nó bẫy các khí này thành những bong bóng, kết hợp với nhiệt độ đóng băng, tạo ra các mô hình hình học độc đáo mà Kajita đang theo đuổi.

Nhiếp ảnh gia đã chụp chúng trong máy quay phim của mình trên phim đen trắng. Bằng cách giảm thiểu màu sắc, người xem có thể tập trung vào sự thanh lịch của các hình ảnh được tạo ra bởi băng trong suốt và tuyết trắng.

Thời gian để tìm các mẫu băng rất ngắn vì tất cả các bề mặt trên mặt đất sẽ bị che phủ khi tuyết rơi.

Mặc dù Kajita thích chụp ảnh các mảng băng, nhưng sự tồn tại của chúng làm anh lo lắng. Khi các khu vực phía bắc của Trái Đất ấm lên, sự tan băng của băng vĩnh cửu tăng tốc, điều đó giải phóng nhiều khí mê-tan, một loại khí nhà kính có hại.

Kajita hy vọng những người nhìn thấy những bức ảnh này sẽ cảm thấy được kết nối với thiên nhiên, đó là sự kết nối sẽ giúp họ đối mặt với những vấn đề lớn hơn, như biến đổi khí hậu toàn cầu.

Bài viết sử dụng hình ảnh của nhiếp ảnh gia Ryota Kajita.

Nguyễn Thị Hảo

Nguồn Dân Sinh: http://baodansinh.vn/bay-doc-trong-bang-o-alaska-dep-me-hon-nhung-vo-cung-dang-so-8202094182539576.htm