Bầu cử Mỹ 2024: Các cơn bão làm xoay chuyển cuộc chạy đua vào Nhà Trắng?
Trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới, các bang miền Đông Nam nước Mỹ đã phải hứng chịu những cơn bão tàn khốc. Hậu quả của các cơn bão này ngay lập tức trở thành vũ khí trong cuộc đối đầu giữa hai ứng viên Donald Trump và Kamala Harris.
Helene và Milton có thể giáng đòn mạnh vào Đảng Dân chủ
Cơn bão Helene đổ bộ vào bở biển Đông Nam nước Mỹ vào ngày 26/9. Cơn bão đạt cường độ cực đại ngay trước khi đổ bộ vào Florida, chính quyền và người dân bang này có vẻ như đã chủ quan, không lường trước được sức mạnh của thảm họa này.
Trái ngược với mức dự báo là 2-3 trên thang gió bão Saffir-Simpson, không gây thiệt hại nghiêm trọng, song cơn bão đã đạt đến cấp độ 4. Hậu quả của cơn bão khiến hơn 200 người thiệt mạng ở 6 bang nó đi qua. Các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Nam Carolina, Georgia, Florida và Tennessee.
Người dân đổ lỗi cho chính quyền chủ quan, không có sự chuẩn bị cần thiết; ngược lại, chính quyền đáp trả bằng cách đổ lỗi cho nạn nhân thảm họa vì đã không sớm sơ tán bất chập nhận được cảnh báo từ các cơ quan chức năng.
Tại bang Bắc Carolina, các khu vực miền núi trước đây chưa từng hứng chịu báo thì nay cơn bão Helene đã đi qua. Mặc dù cơn bão suy yếu khi tràn đến Bắc Caroline, nhưng mưa rơi xuống nhiều hơn, gây ra hiện tượng “mưa chồng mưa”, khiến lũ lụt càng thêm thảm khốc.
Người dân địa phương không có điện và nước uống, nhưng chính quyền bang đã công bố các biện pháp kịp thơi nhằm cung cấp cho các nạn nhân những vật dụng cần thiết chỉ sau 6 ngày. Viện trợ liên bang cũng đến tay người dân trong vòng một tuần.
Khi người dân Mỹ chưa hết bàng hoàng với hậu quả của cơn bão Helen để lại, thì nước Mỹ lại đối mặt với cơn siêu bão Milton. Cơn bão đã di chuyển về phía Nam và đổ bộ vào cuối ngày 9/10 (theo giờ địa phương) với tư cách là cơn bão cấp 3 tại Siesta Key - cách thành phố Tampa, thuộc bang Florida khoảng 112 km về phía Nam.
Thiệt hại do bão diễn ra trên diện rộng và mực nước có thể tiếp tục dâng cao trong nhiều ngày tới. Tuy nhiên, Thống đốc bang này Ron DeSantis cảnh báo đó không phải là “kịch bản tồi tệ nhất”. Theo Thống đốc DeSantis, cơn bão gây chết người đã trút mưa với lượng mưa lên tới 45 cm ở một số khu vực. Thiệt hại tồi tệ nhất do cơn bão xảy ra ở quận Sarasota - nơi ghi nhận mực nước dâng từ 2,5 mét đến 3 mét.
Giới chức địa phương nhắc lại rằng mối nguy hiểm do bão vẫn chưa qua. Cảnh báo về triều cường đã được ban bố đối với phần lớn bờ biển phía đông và trung bang Florida và phía Bắc vào bang Georgia.
Giới quan sát cho rằng, hai cơn bão Helen và Milton được cho là đòn giáng mạnh vào uy tín của Đảng Dân chủ. Người dân Mỹ không hài lòng khi Đảng Dân chủ chú ý quá nhiều đến chính sách đối ngoại và ít quan tâm đến những gì đang diễn ra trong nước. So với các đợt viện trợ quân sự trị giá hàng tỷ USD đang được gửi đến Ukraine và Trung Đông, 45 triệu USD được phân bổ cho công tác cứu hộ có vẻ là một số tiền rất khiêm tốn.
Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang (FEMA) bị cáo buộc chi mạnh tay để tái định cư người di cư và hiện thiếu kinh phí để cung cấp chỗ ở cho những người Mỹ bị ảnh hưởng bởi cơn bão. Năm ngoái, cơ quan này đã tạo ra một chương trình tị nạn cho người nước ngoài và ngân sách năm 2024 của FEMA đã tăng gần gấp đôi. Rất khó có khả năng ít nhất một phần kinh phí phân bổ cho người nước ngoài sẽ được sử dụng để giúp đỡ người Mỹ.
Tâm lý cử tri cũng có thể bị ảnh hưởng do hậu quả của siêu bão Milton vẫn chưa được đánh giá. Siêu bão Milton đã di chuyển ra Đại Tây Dương hôm 10/10 sau khi càn quét bang Florida, khiến hơn 3 triệu khách hàng bị mất điện và gây ra một loạt trận lốc xoáy. Điều đáng nói là, cho đến nay, không phải tất cả các bang bị ảnh hưởng bởi Milton đều khôi phục được nguồn điện. Mọi người cho rằng điều này là do các máy biến áp dự phòng do Mỹ sử dụng đã được gửi đến Ukraine.
Cơn bão tác động tại “các bang xoay vòng”
Ở Mỹ tồn tại khái niệm “các bang xoay vòng”, được hiểu là ở các bang này rất khó dự đoán tâm trạng của cử tri cho đến giây phút cuối cùng, nhưng kết quả tại các bang này có thể ảnh hưởng quyết định đến kết quả cuộc bầu cử. Trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng hiện nay, Pennsylvania, Georgia, Bắc Carolina, Michigan, Arizona, Wisconsin và Nevada được coi là các bang chiến trường, khó dự đoán như thế.
Tại Georgia và Bắc Carolina bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các cơn bão, Đảng Cộng hòa đang dẫn đầu, theo xếp hạng mới nhất. Theo các nhà phân tích, ứng cử viên đảng Dân chủ Kamala Harris hiện đang theo sau đối thủ Donald Trump ở các bang xung đột quan trọng - Pennsylvania, Georgia, Bắc Carolina - và các cuộc thăm dò gần đây cho thấy ứng viên của Đảng Dân chủ cũng có thể gặp vấn đề ở Michigan và Wisconsin.
Florida bị tấn công bởi siêu bão Milton được dự báo là cũng sẽ không gây nhiều bất ngờ trong năm nay: bang này đã bỏ phiếu cho ông Trump vào năm 2020 và cử tri dự kiến sẽ vẫn lựa chọn ứng viên Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử sắp tới. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, tâm trạng của cử tri sẽ phụ thuộc vào mức độ tàn phá của siêu bão Milton và cách chính quyền hiện tại của Đảng Dân chủ ứng phó với hậu quả của bão, lốc xoáy như thế nào.
Các cơn bão có thể tác động đáng kể đến cán cân quyền lực trước cuộc bầu cử. Các chuyên gia nhớ lại rằng cựu Tổng thống Đảng Dân chủ Barack Obama đã thắng cử nhờ hai yếu tố: sự mệt mỏi của người Mỹ sau các cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq và hậu quả thảm khốc của cơn bão Katrina. Thảm họa thiên nhiên đã bộc lộ những vấn đề nội bộ về xã hội, kinh tế, chính trị, đồng thời cho người Mỹ thấy sự thất bại của chính quyền Cộng hòa do George W. Bush lãnh đạo khi đó.
Đối với lần này, ê-kíp của Donald Trump đã tìm ra cách lợi dụng thảm họa thiên nhiên để hạ thấp uy tín của đối thủ. Vấn đề khắc phục hậu quả sau bão, ổn định đời sống của người dân đang được đặt lên hàng đầu và rõ ràng, ông Trump đã biến lợi thế kinh tế của mình thành một ngón đòn tranh cử.
Mới đây, ông Trump đã mời 275 công nhân điện ở Florida-nơi con bão Milton vừa mới đổ bộ, vào trú ẩn tại một khu nghỉ dưỡng đắt tiền ở Florida. Trước đó, cựu Tổng thống Mỹ cũng đứng ra gây quỹ ủng hộ các nạn nhân của bão Helene và số tiền gây quỹ hiện tại đã chạm mốc 7 triệu USD.
Ông Trump liên tục cáo buộc chính quyền Biden-Harris không đủ năng lực để chỉ đạo các chương trình cứu trợ người dân gặp nạn sau bão lũ và khắc phục hậu quả thiên tai, đồng thời cho rằng chính quyền đương nhiệm đang sử dụng tiền cứu trợ cho dân nhập cư. Theo các nhà phân tích, việc nhập cư không kiểm soát từ Mexico chỉ có lợi cho chính quyền của Đảng Dân chủ, bởi vì người di cư và người Mỹ da đen có truyền thống ủng hộ Đảng Dân chủ.