Công bố 'đường dây nóng' hỗ trợ tại cảng Cát Lái

Cục Hàng hải Việt Nam thiết lập số điện thoại đường dây nóng: 0903.772.683 để hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa tại cảng Cát Lái, TP. HCM.

Trước đó, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn cho biết, sau 3 tuần TP. HCM thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, một số nhà máy, xí nghiệp thu hẹp/dừng sản xuất đã khiến lượng hàng tại cảng Cát Lái tăng mạnh khiến cảng này đối diện với nguy cơ gián đoạn hoạt động như đã xảy ra với các cảng của Mỹ, châu Âu, Trung Quốc trong các đợt dịch vừa qua.

 Cục Hàng hải Việt Nam thiết lập số điện thoại đường dây nóng: 0903.772.683 để hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa tại cảng Cát Lái, TP. Hồ Chí Minh..

Cục Hàng hải Việt Nam thiết lập số điện thoại đường dây nóng: 0903.772.683 để hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa tại cảng Cát Lái, TP. Hồ Chí Minh..

Tiếp nhận thông tin, Cục Hàng hải Việt Nam nhanh chóng làm việc với doanh nghiệp khai thác cảng và các cơ quan liên quan, đề ra những nhóm giải pháp tháo gỡ hiệu quả để hoạt động tại cảng biển đang đảm nhận 40% hàng XNK của Việt Nam sớm ổn định, tránh nguy cơ đứt gãy.

Theo ông Hoàng Hồng Giang, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, ngày hôm nay (02/8) đơn vị này vừa thiết lập đường dây nóng để hỗ trợ các chủ hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa tại cảng Cát Lái trong thời gian TP. Hồ Chí Minh thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ để phòng Covid-19.

“Các doanh nghiệp có thể gọi trực tiếp đến số điện thoại: 0903.772.683 phản ánh, kiến nghị khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác đóng/rút hàng tại cảng Cát Lái để đơn vị chức năng ngành hàng hải kịp thời nắm bắt, phối hợp với cơ quan liên quan giải quyết nhanh chóng, tránh tình trạng hàng hóa bị tắc tại cảng”, ông Giang cho biết.

Cũng theo ông Giang, Cục Hàng hải Việt Nam cũng đã thành lập Sở chỉ huy tiền phương để đảm bảo duy trì hoạt động tại các cảng biển tại Cảng Cát Lái.

Nguy cơ tắc cảng Cát Lái xuất phát từ nguyên nhân nhiều nhà máy, xí nghiệp phải tạm dừng sản xuất do không thể thực hiện được nguyên tắc "3 tại chỗ" để phòng dịch.

Trong đó, chỉ huy trưởng là Cục trưởng Nguyễn Xuân Sang. Các phó chỉ huy trưởng bao gồm: ông Hoàng Hồng Giang, Phó Cục trưởng và ông Phạm Huy Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Hàng hải Việt Nam tại TP. HCM.

Trên cơ sở tham mưu của các thành viên, Sở chỉ huy của Cục Hàng hải sẽ trực tiếp chỉ đạo, điều hành, áp dụng những giải pháp phù hợp, đảm bảo thực hiện đúng, đầy đủ các nhóm giải pháp đã được đề ra như: triển khai các giải pháp cần thiết điều tiết các tuyến tàu cập cảng, tăng cường năng lực giải phóng hàng hóa ra khỏi cảng, tăng cường năng lực khai thác cảng, giảm lượng hàng hóa nhập về cảng,…

Trước đó, ngay sau khi nhận được báo cáo về khó khăn tại cảng Cát Lái, Cục Hàng hải VN đã làm việc với Tân Cảng Sài Gòn và đưa ra 3 nhóm giải pháp quan trọng khơi thông dòng chảy hàng hóa tại cảng.

Nhóm thứ nhất là nhóm giải pháp tăng năng lực giải phóng hàng ra khỏi cảng, Chi cục Hàng hải Việt Nam tại TP HCM phối hợp với Tân Cảng Sài Gòn rà soát và làm việc cụ thể với từng chủ hàng có hàng tồn để thống nhất cùng chủ hàng tháo gỡ các vướng mắc, sớm nhận hàng.

Nhóm giải pháp thứ 2 là tăng năng lực khai thác của bãi cảng, giao cho Tân Cảng Sài Gòn chủ động điều chỉnh chất xếp container giữa các khu vực bãi container hàng nhập/xuất, điều chỉnh thời gian tiếp nhận container hàng xuất phù hợp, điều chuyển bớt các container rỗng ra ngoài phạm vi cảng để tăng khả năng tiếp nhận cho container hàng nhập, nâng tối đa khả năng xếp dỡ container trên bãi.

Với nhóm giải pháp giảm lượng hàng nhập về cảng, các bên thống nhất tạm thời ngưng chuyển container hàng nhập từ các cảng khu vực Cái Mép, cảng Tân Cảng Hiệp Phước về cảng Tân Cảng Cát Lái (chủ hàng nhận trực tiếp ở khu vực Cái Mép hoặc cảng Tân Cảng Hiệp Phước, các ICD/cảng khu vực ĐBSCL gần nhà máy, doanh nghiệp của mình). Các trường hợp đặc biệt, Tân Cảng Sài Gòn căn cứ năng lực tiếp nhận của cảng Cát Lái chủ động giải quyết./.

Phi Long/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/kinh-te/cong-bo-duong-day-nong-ho-tro-tai-cang-cat-lai-879189.vov