Bất ngờ với dàn vũ khí bị cấm sử dụng trong chiến tranh

Nhiều loại vũ khí rất phổ biến trong quá khứ, tới nay đã dần bị cấm bởi các công ước quốc tế, do có tính chất gây hại lâu dài tới môi trường hoặc tới nạn nhân.

Một trong những loại vũ khí từng khá phổ biến trong quá khứ, tới nay đã bị cấm sử dụng đó là súng phun lửa. Cùng với bom napalm, súng phun lửa đã bị cấm sử dụng trong mục đích sát thương.

Một trong những loại vũ khí từng khá phổ biến trong quá khứ, tới nay đã bị cấm sử dụng đó là súng phun lửa. Cùng với bom napalm, súng phun lửa đã bị cấm sử dụng trong mục đích sát thương.

Tuy nhiên, công ước về Vũ khí theo hiệp định Geneve cũng quy định, súng phun lửa vẫn có thể được sử dụng trong các nhiệm vụ dọn bãi chiến trường, thiêu hủy xác chết,... miễn là không gây sát thương cho người.

Trong quá khứ, đây từng là loại vũ khí cực kỳ hiệu quả và phổ biến, để có thể chống lại đối phương ẩn nấp trong hầm hào, hoặc trong tác chiến đô thị.

Tất cả các loại mìn hiện nay, đều bị cấm sử dụng chất phi kim trong thành phần cấu tạo. Điều này đã khiến các loại mìn bằng nhựa, mìn bằng gốm bị cấm tuyệt đối.

Trong quá khứ, nhựa và gốm thường được sử dụng trong thành phần cấu tạo của mìn để tránh bị máy dò của đối phương phát hiện. Mặt trái của điều này đó là những quả mìn đó nếu không bị kích hoạt, sẽ tồn tại mãi mãi trong tự nhiên mà không thể dọn sạch được.

Chưa kể tới việc, binh lính bị dính mìn gốm hoặc nhựa, sẽ rất khó để cấp cứu do máy chụp X-quang không nhìn thấy những mảnh phi kim loại này.

Thậm chí, nhiều quốc gia trên thế giới còn muốn cấm hoàn toàn các loại mìn, do đây là thứ vũ khí có thể tồn tại rất lâu trong tự nhiên, vẫn có thể gây sát thương cho dân thường.

Một loại vũ khí khác từng được Nhật sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, nay cũng đã bị cấm hoàn toàn, đó là thả bom từ khinh khí cầu.

Loại vũ khí này mang tính "hên xui" rất cao, chỉ dựa vào sức gió để bay tới mục tiêu. Trong hầu hết các trường hợp, bom thả từ khinh khí cầu đều trượt mục tiêu, hoặc ít nhất là không trúng mục tiêu quân sự.

Thực tế, phương thức thả bom này cũng quá tốn kém và có hiệu quả thấp, nên tới nay đã không còn ai sử dụng.

Một điều khá bất ngờ đó là hơi cay, hơi ngạt cùng với mọi loại khí độc, đều đã bị cấm kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất.

Các loại vũ khí này dù được "quảng cáo" là phi sát thương, nhưng thực tế lại để lại rất nhiều hệ lụy về lâu về dài cho nạn nhân. Ví dụ như chất độc da cam mà Mỹ sử dụng ở Việt Nam, ban đầu cũng được quảng cáo là "không gây hại cho người".

Ngày nay, chỉ còn hơi cay được sử dụng bởi lực lượng hành pháp để giải tán đám đông quá khích. Trong khi đó, hơi cay lại không được sử dụng trong quân sự, hoặc ít nhất là không được sử dụng rộng rãi. Nguồn: Pinterest.

Lính Mỹ dùng súng phun lửa để tấn công lính Nhật trốn trong hầm dưới lòng đất ở Iwo Jima thời Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn: Critical.

Trần Trân

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/bat-ngo-voi-dan-vu-khi-bi-cam-su-dung-trong-chien-tranh-1533242.html