Bất ngờ với 7 đồ vật quen thuộc dùng không đúng cách rước họa vào thân

Dưới đây là một số đồ dùng vô cùng quen thuộc trong mỗi gia đình nhưng nếu không sử dụng đúng cách sẽ rất ảnh hưởng đến sức khỏe.

1. Giấy bạc bọc thực phẩm

Hấp thu lượng nhôm quá mức cho phép có thể gây hại đối với sức khỏe.

Hấp thu lượng nhôm quá mức cho phép có thể gây hại đối với sức khỏe.

Giấy nhôm (giấy bạc) hiện được rất nhiều người ưa thích sử dụng bởi chúng giúp giữ được độ ẩm của thực phẩm khi nấu nướng, giữ nguyên hương vị của món ăn. Để sản xuất giấy bạc, nguời ta dùng nhôm (Al) có độ tinh khiết rất cao (99,99%). Tuy nhiên ở nhiệt độ càng cao sẽ nhôm ở giấy bạc sẽ thôi ra nhiều hơn, ví dụ khi hấp thực phẩm lượng nhôm nhiễm vào thực phẩm sẽ ít hơn khi dùng chúng để bọc đồ nướng. Hấp thu lượng nhôm vượt quá mức cho phép có thể gây hại đối với bệnh nhân mắc bệnh xương hoặc suy thận. Nó cũng có khả năng gây tổn thương não, suy giảm trí nhớ.

2. Chảo chống dính

Chảo chống dính đã trở thành vật dụng không thể thiếu đối với các gia đình, giúp chị em tiết kiệm kha khá thời gian cọ rửa so với dùng chảo truyền thống. Nhờ lớp PTFE (polytetrafluoroethylene) được phủ trên bề mặt nên các dụng cụ này không bị dính thức ăn khi nấu nướng. Tuy nhiên, ở nhiệt độ trên 300 độ C, PTFE bắt đầu thải độc tố, người nhiễm phải sẽ có các triệu chứng như cảm cúm (gọi là cúm Teflon).

Dùng chảo chống dính bị hư hỏng sẽ gây hại đến sức khỏe.

Một số loại chảo chống dính còn chứa PFOA (axit perfluorooctanoic), được chứng minh có liên quan đến một số bệnh ung thư như ung thư vú, tuyến tiền liệt và ung thư buồng trứng. Dù PFOA có trong các sản phẩm chống dính với chưa đủ gây nguy hiểm cho con người, nhưng bạn cũng nên hạn chế tiếp xúc với nó. Lưu ý, ngay khi lớp phủ chống dính bị hư hại bạn cần phải thay thế ngay bằng các dụng cụ mới an toàn hơn.

3.Các chất tẩy rửa

Hầu hết trong các gia đình đều không thể vắng mặt các loại chất tẩy rửa như rửa chén bát, rửa tay, vệ sinh nhà bếp, bồn cầu… Tuy nhiên, thành phần chính tạo nên các chất tẩy rửa lại là các hóa chất rất độc hại với con người cũng như môi trường. Các hóa chất có trong dung dịch tẩy rửa có thể tác động trực tiếp gây tổn thương làn da, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, làm giảm khả năng miễn dịch, tổn thương hệ thần kinh,...

Một số dung dịch tẩy rửa có chứa formaldehyde gây ung thư hoặc có thể gây ra dị ứng và hen suyễn chỉ trong một thời gian ngắn sử dụng. Do đó, khi sử dụng các hóa chất này chị em nên tránh tiếp xúc trực tiếp, đảm bảo không gian thông thoáng khi xịt rửa vệ sinh.

4. Hộp nhựa

Hộp nhựa dùng lưu trữ thực phẩm hầu như nhà nào cũng có nhưng ít người biết chúng chứa các hóa chất như bisphenol A (BPA), polyvinyl clorua (PVC) và phthalates có thể thẩm thấu vào thức ăn nhất là đối với các loại hộp nhựa dùng một lần hoặc được sản xuất bằng nhựa không đảm bảo an toàn.

Nhựa và BPA có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tim mạch, là nguyên nhân góp phần gây nên chứng vô sinh, ung thư, tiểu đường, béo phì... Đặc biệt nếu đựng thức ăn trong hộp nhựa rồi quay trong lò vi sóng, môi trường nhiệt độ cao sẽ khiến các hóa chất độc hại phát tán nhanh hơn nhất là khi đựng các loại thực phẩm có tính axit, béo và đồ ăn mặn.

5. Băng phiến

Băng phiến thường được đặt vào tủ quần áo để đuổi các loại côn trùng như mối mọt, gián, rận rệp. Tuy nhiên, nếu không dùng đúng cách, loại hóa chất này có thể gây ngộ độc. Thành phần chính của băng phiến napthalen lấy từ than đá hoặc từ quá trình tinh chế dầu hỏa. Nếu nuốt phải hoặc hít quá nhiều hơi băng phiến có thể gây ngộ độc cấp, nhất là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.

Hít quá nhiều hơi băng phiến có thể gây ngộ độc.

Mặt khác, băng phiến có thể hấp thu trực tiếp một phần qua da từ đó có thể gây độc với cơ thể của trẻ. Nếu hít chất này dưới dạng hơi trong thời gian dài còn có thể gây ngộ độc mạn. Do vậy nên hạn chế sử dụng băng phiến, nếu cần thì chỉ dùng 1 - 2 viên. Khi mở tủ nên thao tác nhanh gọn hoặc đeo khẩu trang để tránh phải hít nhiều khí độc. Tuyệt đối không dùng băng phiến với mục đích tẩy mùi trong phòng.

6. Máy in Laser

Máy in Laser là thiết bị rất hữu ích không chỉ ở văn phòng mà còn đối với các gia đình tuy nhiên trong quá trình sử dụng một phần nhỏ mực in thoát ra trong không khí cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Hít phải mực máy in có thể gây ra cảm giác khó thở, nhức đầu, gây nôn mửa.

Hít phải mực máy in trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Nếu hít phải mực in trong không gian bí bách có thể gây ra cảm giác khó thở, nhức đầu, gây nôn mửa, suy nhược thần kinh ngay tức thì. Do vậy nếu có việc cần sử dụng bạn nên giữ cho không gian thông thoáng, tránh để chất độc trong mực in ảnh hưởng đến sức khỏe.

7. Pin

Hầu hết mỗi gia đình đều có ít nhất 1 - 2 loại pin để sử dụng cho các thiết bị điện tử nhưng thành phần cấu tạo nên các loại pin này đều là các chất vô cùng độc hại. Các kim loại nặng có trong pin như chì, kẽm, cadmium và thủy ngân nếu tiếp xúc phải có thể trực tiếp làm tổn thương não, gây còi xương, chậm lớn ở trẻ, huyết áp cao đối với người lớn, tổn hại máu và xương, tăng nguy cơ gây dị dạng cho thai nhi...

Các chất kim loại trong pin vô cùng độc hại.

Đặc biệt các loại pin Lithium-ion thường sử dụng cho các loại máy tính, laptop có chứa các chất độc hại rất dễ bay hơi như thủy ngân, có nguy cơ cháy nổ cao. Dù bị nhiễm độc một lượng rất nhỏ thủy ngân cũng có thể gây hại đến não bộ, hệ sinh sản, gây hẹp và co thắt mạch máu, phá hủy dần dần da, tóc,…

Minh Hoa (t/h)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/6-do-vat-trong-nha-co-the-gay-hai-suc-khoe-a479058.html