Bất ngờ sức mạnh lực lượng hải quân đứng đầu châu Âu

Với biên chế hơn 86 tàu chiến các loại cùng với đó là quy mô hải quân không ngừng được mở rộng, Pháp đang được xếp hạng là quốc gia sở hữu tiềm lực mạnh nhất châu Âu, thậm chí vượt mặt cả Hải quân Hoàng gia Anh.

Trong số 86 tàu Hải quân Pháp đang sở hữu thì có tới 76 tàu là tàu nổi. Có trọng tải lớn nhất là tàu sân bay hạt nhân Charles de Gaulle (R91). Đây là tàu sân bay có độ giãn nước tối đa 42.500 tấn. Nguồn ảnh: Wiki.

Trong số 86 tàu Hải quân Pháp đang sở hữu thì có tới 76 tàu là tàu nổi. Có trọng tải lớn nhất là tàu sân bay hạt nhân Charles de Gaulle (R91). Đây là tàu sân bay có độ giãn nước tối đa 42.500 tấn. Nguồn ảnh: Wiki.

Tuy nhiên trong năm 2018 này, tàu sân bay Charles de Gaulle đang được đại tu, dự kiến tới cuối tháng 12 năm 2018 hoặc phải tới đầu năm 2019 mới tiếp tục quay trở lại biển hoạt động. Tàu sân bay Charle de Gaulle cũng là tàu sân bay hạt nhân duy nhất trên thế giới không mang quốc tịch Mỹ. Nguồn ảnh: TV5.

Đội tàu chiến chính của Hải quân Pháp bao gồm bốn lớp khu trục hạm và hai lớp khinh hạm. Trong số bốn lớp khu trục hạm, lớp khu trục hạm Horizon là lớp có độ giãn nước lớn nhất với độ giãn nước lên tới 7000 tấn. Nguồn ảnh: LaF.

Tuy nhiên hiện tại trong biên chế của Hải quân Pháp mới chỉ có duy nhất hai chiếc khu trục hạm được đóng theo lớp Horizon này. Pháp dự kiến trong tương lai sẽ đóng tổng cộng 8 khu trục hạm theo lớp Horizon. Nguồn ảnh: DCNS.

Tiếp theo đó là đến khu trục hạm lớp Aquitaine. Đây là loại khu trục hạm được chuyên biệt hóa cho nhiệm vụ chống ngầm, có độ giãn nước 6000 tấn và tổng cộng đang có 5 chiếc hoạt động trong Hải quân Pháp. Nguồn ảnh: DW.

Hai lớp khu trục hạm còn lại bao gồm lớp Cassard và lớp Georges Leygues đều có độ giãn nước là 4500 tấn. Lớp Georges là loại khu trục hạm chống ngầm, có số lượng hiện tại tổng cộng là 3 chiếc và lớp Cassard là lớp khu trục hạm phòng không, hiện có số lượng 2 chiếc. Nguồn ảnh: Pinterest.

Hai lớp Khinh hạm của Pháp là La Fayette và Floreal. Trong đó lớp Lafayette có số lượng 5 chiếc với độ giãn nước tối đa 3600 tấn còn lớp khinh hạm Floreal có độ giãn nước chỉ 2950 tấn nhưng có số lượng lên tới 6 chiếc. Nguồn ảnh: FranchNavy.

Lớp tàu đổ bộ tấn công của Hải quân Pháp là Mistral. Lớp tàu đổ bộ tấn công này được Hải quân Pháp đưa vào sử dụng từ năm 2005 với số lượng 3 chiếc và tới nay cả ba chiếc đều đang còn hoạt động. Lớp tàu đổ bộ tấn công này có độ giãn nước lên tới 21.000 tấn. Nguồn ảnh: Force.

Lực lượng tàu ngầm của Pháp có tổng cộng 10 chiếc trong đó có 6 chiếc lớp Rubis có độ giãn nước vào khoảng 2660 tấn. Bốn chiếc còn lại, thuộc lớp tàu ngầm hạt nhân Triomphant có độ giãn nước lên tới 14.335 tấn và là lớp tàu ngầm có khả năng triển khai tên lửa đạn đạo. Nguồn ảnh: Wiki.

Mặc dù là lực lượng hải quân có sức mạnh hạt nhân cực kỳ đáng nể - chỉ đứng sau Mỹ. Tuy nhiên nếu xét về số lượng, lực lượng hải quân của Pháp có lực lượng quá mỏng để có thể được coi là lực lượng Hải quân hiện đại và nguy hiểm bậc nhất châu Âu hiện nay. Nguồn ảnh: Navy.

Có thể lấy ví dụ đơn giản như với lực lượng Hải quân Phần Lan, dù không sở hữu tàu sân bay hay các tàu ngầm nguyên tử, tuy nhiên đội tàu chiến của Phần Lan lại có số lượng lên tới 270 chiếc - nghĩa là gấp hơn ba lần Pháp. Nguồn ảnh: Francegee.

Mời độc giả xem Video: Hải quân Anh, Pháp Mỹ kéo tới Địa Trung Hải phóng tên lửa vào Syria.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/bat-ngo-suc-manh-luc-luong-hai-quan-dung-dau-chau-au-1110401.html