Bất ngờ những khách hàng từng mua tên lửa của Triều Tiên

Bất chấp các lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc, một vài quốc gia vẫn lén lút tiến hành các hợp đồng mua bán vũ khí với Bình Nhưỡng, trong đó mặt hàng được ưa thích nhất vẫn là tên lửa.

Loại tên lửa đắt hàng nhất mà Triều Tiên xuất khẩu được đó là tên lửa Hwasong-5 và tên lửa Hwasong-6. Hai loại tên lửa này đều từng được Triều Tiên xuất khẩu ra cho nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Ai Cập và Iran. Nguồn ảnh: Commons.

Thậm chí, tên lửa Hwasong-6 của Triều Tiên xuất khẩu cho Ai Cập còn được Ai Cập nâng cấp hệ thống dẫn đường, cho phép bắn được với tầm bắn xa hơn. Nguồn ảnh: Commons.

Trong khi đó phía Iran - một quốc gia từng bị cấm vận cũng đã nhập khẩu hàng loạt tên lửa của Triều Tiên để tự sản xuất ra phiên bản nội địa cho riêng mình. Trong đó bao gồm tên lửa Hwasong-5 được Iran sản xuất với cái tên nội địa là Shahab-1, Hwasong-6 bản nội địa của Ian là Shahab-2. Nguồn ảnh: Commons.

Chưa hết, ngoài hai phiên bản kể trên, Iran còn nhận chuyển giao công nghệ sản xuất tên lửa Rodong-1 của Triều Tiên để tự sản xuất ra tên lửa Shahab-3. Nguồn ảnh: Commons.

Nguồn tin mật của Cục tình báo Trung ương Mỹ sau khi bị rò rỉ cũng cho thấy, Iran đã nhập khẩu 19 tổ hợp BM25 Musudan của Triều Tiên để sản xuất ra tổ hợp tên lửa Khorramshahr. Nguồn ảnh: Commons.

Syria cũng từng nhập khẩu một loạt tên lửa từ Triều Tiên, nổi bật nhất là tổ hợp tên lửa SCUD-B. Nhiều nguồn tin cũng khẳng định Triều Tiên từng giúp Syria cải tiến tổ hợp tên lửa SCUD-C hoặc SCUD-D của nước này. Nguồn ảnh: Commons.

Thậm chí nhiều nguồn tin còn khẳng định cho trong năm 2018, Bình Nhưỡng từng tham gia giúp đỡ Syria trong việc nghiên cứu và phát triển vũ khí hóa học. Nguồn ảnh: Commons.

Thậm chí một quốc gia thân Mỹ như UAE - Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cũng từng nhập khẩu tên lửa của Triều Tiên vào năm 1989. Tổng cộng có khoảng 25 tổ hợp tên lửa Hwasong-5 từng được Triều Tiên bán cho UAE. Nguồn ảnh: Commons.

Yemen - môt quốc gia hiện đang chìm trong nội chiến cũng từng nhập khẩu khoảng 15 tổ hợp tên lửa SCUD từ phía Triều Tiên. Các phiên bản được Triều Tiên xuất khẩu sử dụng đầu đạn thường và nhiên liệu oxy lỏng. Nguồn ảnh: Commons.

Libya dưới thời của nhà độc tài Muammar Gaddafi cũng từng mua lại các công nghệ sản xuất tên lửa cùng với hàng loạt các bản vẽ thiết kế tên lửa từ phía Triều Tiên. Nguồn ảnh: Commons.

Năm 2004, chính quyền Nigeria cũng từng cho biết đã xác nhận mua bán tên lửa và công nghệ sản xuất tên lửa với phía Triều Tiên. Tuy nhiên chỉ sau đó một tháng, Nigeria đã hủy bỏ thỏa thuận này dưới áp lực từ Mỹ. Nguồn ảnh: Commons.

Liên Hiệp Quốc cũng từng cho biết, Triều Tiên có dấu hiệu buôn lậu vũ khí hạt nhân và công nghệ chế tạo tên lửa đạn đạo cho Syria và Iran nhưng tới nay vẫn chưa tìm được bằng chứng để chứng minh Bình Nhưỡng dám buôn lậu hạt nhân. Nguồn ảnh: Commons.

Mời độc giả xem Video: Một thước phim tuyên truyền của Quân đội Triều Tiên.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/bat-ngo-nhung-khach-hang-tung-mua-ten-lua-cua-trieu-tien-1246774.html