Bất ngờ nguồn gốc gương mặt sát nhân thử thách tự sát Momo

Bắt nguồn từ một tác phẩm điêu khắc của một nghệ sĩ Nhật Bản, tạo hình Momo đã đi ngược hoàn toàn tính nghệ thuật, mở màn cho trào lưu độc hại và gây ám ảnh kinh hoàng.

"Quái vật" Momo

Nhân vật búp bê Momo hay cụ thể là "Thử thách Momo" (Momo Challenge) được cho là trào lưu đến từ nước Anh từ tháng 8 năm 2018. Trong các đoạn video "Thử thách Momo", nhân vật Momo là một người phụ nữ đầu người thân gà có mái tóc đen, làn da nhợt nhạt, mắt lồi như zombie sẽ có những lời nói hướng dẫn người xem cách tự tử hoặc tự làm hại bản thân.

Ban đầu, trào lưu nhắn tin cho Momo thông qua ứng dụng Messenger hoặc WhatApps nở rộ lên ở một vài quốc gia như Argentina, Mexico, Mỹ, Pháp, Đức…

Thử thách Momo đã len lỏi và ngụy trang trên các video dành cho trẻ em trên Youtube Kids.

Thử thách Momo đã len lỏi và ngụy trang trên các video dành cho trẻ em trên Youtube Kids.

Người dùng khi kết nối với Momo sẽ nhận được nhiều hình ảnh bạo lực và thử thách buộc họ phải thực hiện những hành động tự gây hại cho bản thân.

Đối tượng mà thử thách Momo nhắm đến là giới trẻ, đặc biệt là trẻ em hoặc những người có vấn đề tâm lí, tâm thần.

Điều tồi tệ hơn, giờ đây Momo lại một lần nữa "sống dậy" trở lại, nhưng không chỉ xuất hiện trên WhatsApp hay Facebook như trước đây mà Momo còn len lỏi vào những đoạn video trên Youtube và được “ngụy trang” một cách rất tinh vi dưới dạng những video dành cho trẻ em như Fortnite, Peppa Pig. Điều này khiến cho Momo có thể tiếp cận được với trẻ em mà phụ huynh không hề hay biết.

Về cơ bản, những đứa trẻ bị thử thách sẽ nhận được tin nhắn bởi Thử thách Momo, qua các ứng dụng như Messenger, các trò chơi trực tuyến, hình ảnh hiện ẩn trong ác video phim hoạt hình... Tiếp đó đứa trẻ sẽ bị bủa vây bởi những hình ảnh kinh dị và những hướng dẫn bạo lực để tự làm tổn thương bản thân.

Thử thách Momo sau đó nâng dần cấp độ bạo lực, như “ép” đứa trẻ phải giết người và giết… chính mình bằng dao hoặc súng, kèm theo những lời đe dọa khủng khiếp nếu đối tượng từ chối làm theo mệnh lệnh. Một trong những lời đe dọa này bao gồm đứa bé sẽ bị giết chết trong giấc ngủ của và toàn bộ gia đình của bé sẽ bị làm hại.

Nguồn gốc thực sự của gương mặt "quái vật"?

Thực tế, tên của nhân vật này không phải là Momo mà là "Auntie Bird" hay "Chim mẹ". Đây là một con quái vật trong truyền thống văn hóa Trung Quốc, sau đó phổ biến và nhanh chóng trở nên nổi tiếng tại Nhật Bản. Nó thường xuất hiện vào ban đêm để đi bắt trẻ con, khi đeo lông vũ lên người thì biến thành chim, cởi bộ lông ra sẽ thành một người phụ nữ.

Ban đầu, Momo chỉ là một tác phẩm điêu khắc mang tính nghệ thuật của nghệ sĩ Nhật Bản Keisuke Aisawa. Vào tháng 8.2016, tại triển lãm nghệ thuật chủ đề "Ghost Gallery" tại Ginza, tác phẩm này được trưng bày.

Bắt nguồn từ một tác phẩm điêu khắc có tên “Chim mẹ” của nghệ sĩ Nhật Bản Keisuke Aisawa.

Nghệ sĩ điêu khắc người Nhật Bản Keisuke Aisawa không thể tưởng tượng được một trong những tác phẩm điêu khắc mà anh tâm đắc nhất, từng gây tiếng vang lớn khi trưng bày tại Phòng triển lãm Vanilla tại Tokyo năm 2016, lại trở thành “công cụ” cho một trào lưu khủng khiếp, độc hại và gây ám ảnh nhất.

Theo một báo cáo chưa đầy đủ, "Thử thách Momo" chính là hậu bối của trào lưu "Cá voi xanh". Nhóm những kẻ xấu xa đứng sau Momo cũng được cho là có liên quan mật thiết tới kẻ cầm đầu trào lưu chết chóc “Cá voi xanh”, từng gây nên cuộc tử tự hàng loạt của hơn 130 thiếu niên tại Nga năm ngoái.

AN AN (TH)

Nguồn Lao Động: https://laodong.vn/suc-khoe/bat-ngo-nguon-goc-guong-mat-sat-nhan-thu-thach-tu-sat-momo-660113.ldo