Bất ngờ lý do khiến Đồng Minh thiệt hại nặng trong cuộc đổ bộ D-Day

Không phải tới cuộc đổ bộ D-Day, quân Đồng minh mới đặt chân lên châu Âu. Bởi ngay từ tháng 7/1943 các cánh quân của Mỹ và Anh đã bắt đầu đổ bộ lên Sicily, miền Nam Italy và nhanh chóng đánh bại phát xít Italy.

Một năm trước cuộc đổ bộ D-Day của quân Đồng minh, lực lượng này đã đổ bộ lên đảo Sicily của Italia vào ngày 9/7/1943 với chiến dịch mang tên Husky. Đây là chiến dịch tạo tiền đề để quân Đồng minh giải phóng Nam Âu vốn do phát xít Italy kiểm soát. Nguồn ảnh: BI.

Tuy nhiên, do Chiến dịch Husky diễn ra chủ yếu ở Italy- một quốc gia được coi là không có lợi thế về mặt chiến lược và hậu cần cực kỳ khó khăn nên mặt trận thứ hai ở châu Âu không được mở ra ở đây dù Italy giáp biên giới Đức ở phía bắc nước này. Nguồn ảnh: BI.

Chiến dịch Husky - một trong những chiến dịch lớn nhất của quân Đồng Minh trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 diễn ra từ tháng 7 tới tháng 8/1943 thì kết thúc với chiến thắng áp đảo dành cho liên quân Mỹ - Anh. Nguồn ảnh: BI.

Tất nhiên là với sự chống đỡ quá yếu ớt của quân Italy, chiến dịch này đã diễn ra cực kỳ thuận lợi, có lẽ vì chiến thắng ở Nam Âu mà quân Đồng Minh sau đó khá chủ quan trong kế hoạch đổ bộ lên nước Pháp trong năm 1944. Nguồn ảnh: BI.

Các lực lượng Quân Đồng minh tham gia chiến dịch này bao gồm quân Anh, quân Mỹ, Canada và lực lượng Nước Pháp Tự do - lực lượng tàn quân Pháp chiến đấu cùng Đồng minh sau khi Pháp bại trận dưới tay Đức. Nguồn ảnh: BI.

Tổng cộng quân số Đồng minh tung vào chiến dịch này lên tới 160.000 quân, kèm theo đó là 14.000 phương tiện chiến đấu, 600 xe tăng, 1800 khẩu pháo các loại. Nguồn ảnh: BI.

Đối đầu với họ là quân đội Italy và sau này là quân tiếp viện từ Đức với quân số tổng cộng tối đa khoảng 252.000 lính Italia, 60.000 lính Đức, 260 xe tăng và 1400 máy bay. Nguồn ảnh: BI.

Thương vong của quân Đồng minh là khá ít với một chiến dịch đổ bộ tấn công quy mô lớn như thế này. Cụ thể, phía Anh và Canada chỉ có 2721 lính thiệt mạng, 7939 lính bị thương và khoảng 2183 lính bị bắt làm tù binh. Nguồn ảnh: BI.

Trong khi đó, con số thương vong ở lính Mỹ cũng chỉ là 2811 lính thiệt mạng, 6471 lính bị thương và 686 lính bị bắt làm tù binh. Nguồn ảnh: BI.

Ở phía Quân đội Italy, thương vong và thiệt hại nhân mạng là khá lớn nhưng kinh khủng nhất là số lượng quân bị bắt làm tù binh. Nguồn ảnh: BI.

Cụ thể, quân Italy có 4678 lính bị thiệt mạng, 32.500 lính bị thương và có tới 152.000 lính bị bắt làm tù binh - tương đương với từ 10 tới khoảng 13 sư đoàn đủ. Nguồn ảnh: BI.

Phía Đức khá khẩm hơn đôi chút với 4325 lính bị thiệt mạng, 13.500 lính bị thương và khoảng 10.106 lính bị bắt làm tù binh. Nguồn ảnh: BI.

Sau thắng lợi có phần dễ dàng ở chiến dịch Husky, quân đồng minh tiếp tục tiến hành chiến dịch Italy- giải phóng Italy khỏi phát xít và chính thức gạt bỏ đồng minh lớn nhất của Đức ở châu Âu ra ngoài cuộc chiến. Nguồn ảnh: BI.

Mặc dù vậy, nhiều sử gia khẳng định, chính vì chiến thắng có phần dễ dàng ở Sicily mà quân Đồng minh đã sử dụng chiến thuật tương tự ở Pháp trong chiến dịch D-Day 1944 và phải hứng chịu thiệt hại nặng nề. Nguồn ảnh: BI.

Lính Italy đầu hàng khi phải đối diện với sức mạnh kinh hoàng của Quân Đồng minh tại Sicily. Nguồn ảnh: BI.

Chiến dịch Husky cũng được đánh giá là một trong những chiến dịch huy động sức mạnh hải quân và Không quân lớn bậc nhất lịch sử thế giới. Nguồn ảnh: BI.

Người dân Italia mời rượu những người lính Mỹ đã vượt Đại Tây Dương để giải phóng họ khỏi ách phát xít. Nguồn ảnh: BI.

Một trong những lực lượng tại chỗ giúp ích rất nhiều cho quân Đồng minh trong chiến dịch này lại chính là các tổ chức Mafia - vốn có quê hương ở Sicily và cũng chống đối chủ nghĩa phát xít tới cùng. Nguồn ảnh: BI.

Sau khi chiến dịch quân sự Husky kết thúc, chính những tên Mafia có uy tín lớn nhất ở Sicily đã được Quân Đồng minh cử lên nắm chính quyền lâm thời. Nguồn ảnh: BI.

Mời độc giả xem Video: Quân Đồng minh đổ bộ lên đảo Sicily trong Chiến dịch Husky.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/bat-ngo-ly-do-khien-dong-minh-thiet-hai-nang-trong-cuoc-do-bo-d-day-1102742.html