Bất ngờ lý do 'Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng'

Tại sao vào ngày Tết Nguyên Tiêu ông bà ta có câu: 'Cúng quanh năm không bằng cúng Rằm tháng Giêng'?

Tục cúng Rằm tháng Giêng

Rằm tháng Giêng, ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới, tục xưa gọi là Tết Nguyên Tiêu. Vào ngày này, người Việt thường đi chùa lễ Phật để cầu mong quanh năm để cầu nguyện sự an lành cho bản thân và gia đình.

Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. "Nguyên" là thứ nhất, "tiêu" là đêm. Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên, bởi còn có Tết Trung Nguyên (rằm tháng bảy) và Tết Hạ Nguyên (rằm tháng mười). Tết Nguyên Tiêu là dịp lễ tết quan trọng nên ông bà ta có câu: "Cúng quanh năm không bằng cúng Rằm tháng Giêng" hay "Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng".

Về cội nguồn của Tết Nguyên Tiêu, dân gian có nhiều giải thích. Nhiều tài liệu viết phong tục này bắt nguồn từ thời Tây Hán ở Trung Quốc với lễ hội rước đèn lồng long trọng. Chính vì thế, có nơi gọi Tết Nguyên Tiêu là Lễ hội lồng đèn hay hội hoa đăng. Ngày nay ở nhiều thành phố có người gốc Hoa sinh sống đều có tổ chức Tết Nguyên Tiêu long trọng.

Có truyền thuyết cho rằng, Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ việc đồng áng. Vào dịp rằm tháng giêng, bà con nông dân khẩn trương chuẩn bị cho công việc đồng áng, nên tối ngày 15/1 âm lịch là thời điểm ra đồng ruộng tập trung cỏ khô, lá khô, châm lửa tiêu hủy sâu bọ.

Quan niệm “đầu xuôi đuôi lọt”

Lý giải vì sao “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng”.

Lý giải vì sao “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng”.

Tiếp theo là ở quan niệm “đầu xuôi đuôi lọt” của người Việt ta từ xưa, những gì là điều đầu tiên thường rất được coi trọng. Do đó, trong tháng đầu tiên của năm mới, có ngày cần được chú trọng là mùng Một và ngày Rằm. Mùng Một là ngày đầu tiên của năm mới, đã được cúng chu đáo và ngày còn lại - ngày Rằm - cũng được chú trọng giống hệt như vậy.

Nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines… Rằm tháng Giêng cũng là một trong những ngày lễ thiêng liêng, quan trọng nhất vào đầu năm mới. Vào ngày này, mọi người thường sẽ bày mâm cỗ cúng bái, thực hiện những nghi thức truyền thống để mong cả năm gặp may mắn, bình an, sung túc.

Vào ngày này, ở nước ta, mâm cỗ bao gồm những món ăn quen thuộc, tùy theo từng vùng miền sẽ gồm những món ăn khác nhau. Tiêu biểu nhất có thể kể đến là bánh chưng, xôi gấc, hoa quả, gà luộc, chân giò...

Phong Linh (tổng hợp)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/bat-ngo-ly-do-cung-quanh-nam-khong-bang-ram-thang-gieng-a422077.html