Bất ngờ loạt súng trường Nhật Bản mà Việt Nam từng sử dụng

Trong quá khứ Quân đội Nhân dân Việt Nam từng có một thời gian khá dài dùng các loại súng trường nổi tiếng do Nhật Bản sản xuất. Chúng chỉ được thay thế khi ta hết dự trữ đạn hoặc nhận các khẩu CKC từ Liên Xô (cũ).

Đó là thời kỳ quân đội ta mới thành lập đã phải đương đầu với thực dân Pháp được trang bị vũ khí hiện đại. Đó là thời mà chúng ta thiếu thốn vũ khí trang bị vô cùng. Tuy nhiên, bằng tinh thần “tự lực tự cường”, một mặt ta vừa tự sản xuất, mặt khác thi hành cách “lấy vũ khí địch đánh địch”, tận dụng các loại vũ khí từ kho trang bị quân phát xít Nhật bị giải giáp và chính vũ khí từ quân Pháp xâm lược để chiến đấu. Nguồn ảnh: Getty Images

Kể cả tới giai đoạn cuối cuộc kháng chiến chống Pháp, khi chúng ta bắt đầu nhận sự giúp đỡ vũ khí từ anh em các nước XHCN thì ta bộ đội ta vẫn sử dụng một phần súng ống đạn dược thu được của địch, trong đó có số lượng không nhỏ các loại súng trường do Nhật sản xuất và sử dụng suốt chiến tranh thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: Getty Images

Theo một số tài liệu quốc tế ghi nhận, quân đội ta từng sử dụng khẩu súng trường Shiki 38 được thiết kế từ năm 1905. Ước tính 3,4 triệu khẩu được 6 nhà máy ở Nhật sản xuất liên tục từ 1906 tới 1944 mới kết thúc. Nguồn ảnh: Wikipedia

Khẩu này có kích thước khá nặng tới 4,19kg, dài 1,275m, sử dụng đạn 6,5x50mm Arisaka, tốc độ bắn 10-15 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 366-457m, tầm bắn tối đa 2,37m, hộp tiếp đạn 5 viên. Nguồn ảnh: Wikipedia

Shiki 38 là loại súng trường lên đạn từng viên, khóa nòng chuyển động. Tức là khi bắn thoi nạp sẽ đẩy ra phía sau và mở ra để đẩy vỏ đạn rỗng ra ngoài nhưng sẽ nằm đó luôn nếu muốn lên đạn phải đẩy bolt trở về chỗ cũ. Nguồn ảnh: Wikipedia

Cận cảnh thước ngắm súng trường Shiki 38 mà Việt Nam từng sử dụng. Nguồn ảnh: Wikipedia

Khẩu súng Nhật tiếp theo mà Việt Nam từng sử dụng là Shiki 44 - phiên bản từ súng trường Shiki 38 với điểm khác biệt là lưỡi lê trông giống cây kim lớn, có thể gấp ngược vào báng súng. Nguồn ảnh: MyViMu.com

Loại súng này bắn đạn 6,5×50mm Arisaka và nạp đạn theo băng đạn 5 viên nó chỉ có thể nạp đạn tiếp sau khi băng đạn đã hết. Nguồn ảnh: noseart.co.jp

Súng nặng khoảng 3,3kg, dài 966mm, tầm bắn hiệu quả 366m, bắn tối đa 2,01km. Súng nhìn chung có trọng lượng nhẹ, kích cỡ nhỏ gọn có thể trang bị cho các đơn vị kỵ binh (cưỡi ngựa) thời bấy giờ.Nguồn ảnh: noseart.co.jp

Và cuối cùng là khẩu Kiểu 99 (Type 99) do Trung tướng Arisaka Nariakira thiết kế, sản xuất từ năm 1939-1945. So với Kiểu 38 vốn khá lỗi thời, Kiểu 99 "học hỏi" thiết kế mới khẩu Mauser 98k và Mosin Nagant của Nga - lên đạn bằng khóa nòng. Nguồn ảnh: Wikipedia

Khẩu 99 được đánh giá là nhỏ, nhẹ, bắn chính xác và có khả năng phòng không tầm thấp. Tuy nhiên, loại súng này nhanh chóng trở nên lỗi thời với súng trường bán tự động của phe Đồng minh. Nguồn ảnh: Wikipedia

Súng nặng 3,7kg, dài 1,12m, dùng đạn 7,7x58mm, tầm bắn tối đa 600m, hộp tiếp đạn 5 viên. Ước tính 3,5 triệu khẩu được 7 nhà máy ở Nhật và Trung Quốc sản xuất liên tục tới khi hết chiến tranh. Nguồn ảnh: Wikipedia

Ngoài súng trường, quân đội ta thời kỳ đầu thành lập còn sử dụng một số vũ khí “hạng nặng” của Nhật. Điển hình và nổi tiếng nhất là bom ba càng – vũ khí chống tăng mạnh nhất mà chúng ta có trong trận đánh bảo vệ Thủ đô mùa Đông 1946.

Sau này, trong các chiến dịch Việt Bắc 1947, Biên giới 1950 và cả chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, chúng ta còn sử dụng rộng rãi khẩu sơn pháo 75mm Type 41 do Nhật sản xuất. Khẩu pháo chỉ nặng 544kg này đạt tầm bắn 7km. Nguồn ảnh: Wikipedia

Mời độc giả xem video súng trường Kiểu 99 bắn thế nào. Nguồn: Youtube

Hoàng Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/bat-ngo-loat-sung-truong-nhat-ban-ma-viet-nam-tung-su-dung-1210992.html