Bất ngờ khi trực thăng CH-54 được Mỹ lắp ráp ngay tại Việt Nam

Mặc dù kích thước rất cồng kềnh và có phần 'quái dị' nhưng trực thăng vận tải CH-54 Tarhe của Mỹ lại có khả năng lắp ráp rất dễ dàng trong điều kiện dã chiến.

 CH-54 Tarhe, chiếc trực thăng vận tải cỡ lớn do Tập đoàn Sikorsky nổi tiếng của Mỹ chế tạo, cất cánh lần đầu vào tháng 5/1962. Phi đội 105 chiếc đã phục vụ liên tục trong Quân đội Mỹ cho tới năm 1991 thì được cho nghỉ hưu.

CH-54 Tarhe, chiếc trực thăng vận tải cỡ lớn do Tập đoàn Sikorsky nổi tiếng của Mỹ chế tạo, cất cánh lần đầu vào tháng 5/1962. Phi đội 105 chiếc đã phục vụ liên tục trong Quân đội Mỹ cho tới năm 1991 thì được cho nghỉ hưu.

Chiếc máy bay lên thẳng này được thiết kế nhằm vận chuyển cơ động các loại hàng hóa quá khổ tới những khu vực khó tiếp cận mà những mẫu trực thăng bình thường không thể thực hiện.

Thiết kế của chiếc máy bay rất đơn giản thậm chí hơi "quái dị" với khoang bụng tách rời giúp CH-54 Tarhe có linh hoạt rất cao. Hệ thống giá treo cho phép máy bay cẩu những hàng hóa quá khổ ở phía dưới chứ không đưa vào trong thân như nhiều mẫu trực thăng khác.

Trực thăng CH-54 Tarhe có chiều dài 26,97 m; chiều cao 7,75 m; đường kính cánh quạt đạt 21,95 m; có khả năng cất cánh tối đa với tải trọng 21.000 kg.

Quân đội Mỹ đưa trực thăng CH-54 sang Việt Nam vào giai đoạn cuối thập niên 1960.

Trong khi những trực thăng UH-1, CH-53, CH-47 thường được mang sang dưới dạng "nguyên khối", chỉ tháo cánh quạt đi cho gọn thì CH-54 Tarhe lại được phân chia thành 3 khúc.

Phần đuôi với khối động cơ, cabin điều khiển cùng cánh quạt của chiếc CH-54 Tarhe được tách rời để tiện cho việc "nạp" vào trong bụng máy bay vận tải cỡ lớn.

Những hình ảnh này được ghi lại tại một căn cứ quân sự của Mỹ ở Nha Trang vào tháng 4 năm 1967, khi một chiếc trực thăng CH-54 Tarhe được lắp ráp ngay trong điều kiện dã chiến.

Thật khó tin khi một chiếc trực thăng đồ sộ như CH-54 lại có thể lắp ráp ngay trên đường băng chứ không phải đưa vào xưởng kỹ thuật, với những dụng cụ chẳng có gì quá tinh xảo hay phức tạp.

Đội ngũ kỹ thuật thực hiện công việc lắp ráp cũng vậy, nhìn chẳng khác gì lính quân khí thông thường chứ chẳng phải là các kỹ thuật viên hàng không.

Điều này một lần nữa chứng minh mức độ đơn giản đến mức khó tin trong cả thiết kế lẫn hoạt động của trực thăng CH-54 Tarhe.

Chiếc trực thăng vận tải hạng nặng CH-54 Tarhe sau khi đã được lắp ráp hoàn chỉnh gần như có thể ngay lập tức cất cánh sau khi nạp đầy đủ nhiên liệu

Trực thăng CH-54 Tarhe còn có biến thể dân sự là chiếc Sikorsky S-64 Skycrane, nó được sử dụng cho mục đích cứu hộ như dập tắt các đám cháy rừng.

Cận cảnh cabin của chiếc S-64, ngoài nhiệm vụ trên thì chiếc máy bay lên thẳng này vẫn thực hiện được các chức năng vận tải khác không kém gì biến thể quân sự.

Việt Dũng

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-bat-ngo-khi-truc-thang-ch54-duoc-my-lap-rap-ngay-tai-viet-nam/778604.antd