Bất ngờ khả năng chiến đấu của súng cối 100mm VN

Ngay cả trong chiến tranh hiện đại, vai trò của pháo cối trên chiến trường gần như không thay đổi khi đây là loại hỏa lực tầm gần hiệu quả và đáng tin cậy nhất từ cấp đại đội.

Trong biên chế Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay mà rõ hơn là Lục quân Việt Nam, các loại pháo cối thường được biên chế từ cấp đại đội trở lên trong đó có các loại cối 60mm, 82mm và 100mm... Trong đó có hỏa lực mạnh nhất và có tầm bắn xa nhất là cối 100mm. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.

Trong biên chế Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay mà rõ hơn là Lục quân Việt Nam, các loại pháo cối thường được biên chế từ cấp đại đội trở lên trong đó có các loại cối 60mm, 82mm và 100mm... Trong đó có hỏa lực mạnh nhất và có tầm bắn xa nhất là cối 100mm. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.

Mỗi tổ đội cối 100mm của Việt Nam có biên chế từ 4-5 pháo thủ cùng với đó là một chỉ huy, nhiều tổ đội cối kết hợp lại với nhau tạo thành trận địa cối có sức mạnh không hề thua kém các trận địa pháo binh thông thường ngoại trừ việc cối có tầm bắn hạn chế hơn với pháo kéo và lựu pháo. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.

Trên thực tế Việt Nam sở hữu khá nhiều mẫu pháo cối có cỡ nòng trên 100mm như 120mm và 160mm, tuy vậy xét về khả năng cơ động thì cối 100mm vẫn hiệu quả hơn các loại cối hạng nặng trong biên chế đơn vị hỏa lực bộ binh khi nó có thể được triển khai mà không cần có sự hỗ trợ của phương tiện cơ giới cũng như có thể đặt trên nhiều loại địa hình. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.

Về thông số kỹ thuật cối 100mm của Việt Nam có trọng lượng chiến đấu vào khoảng 75kg với ba thành phần chiến đấu gồm nòng, tấm đế và chân súng ngoài ra còn có thước ngắm quang học. Các thành phần chiến đấu này có thể được tháo rời thuận tiện cho việc vận chuyển cũng như cơ động trong triển khai và thu hồi. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.

Tầm bắn hiệu quả của cối 100mm tối thiểu là 170m và tối đa là hơn 4.000m nó có thể bắn được nhiều loại đạn khác nhau như đạn nổ cực mạnh, đạn khói, đạn pháo sáng ... Trong môi trường chiến tranh hiện đại, cối 100mm gần như không đáp ứng yêu cầu tác chiến cơ động một phần do sự phát triển của các loại vũ khí công nghệ cao. Tuy nhiên, không phải vì thế mà cối 100mm mất đi vị thế của mình trên chiến trường. Trong ảnh là khoảng thời gian giải lao của đơn vị cối 100mm thuộc Trung đoàn 88, Sư đoàn 302, Quân khu 7. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.

Bên cạnh cối 100mm, Lục quân Việt Nam còn sử dụng phổ biến một loại cối bộ binh khác là cối 82mm ở cấp hỏa lực tương đương. Cối 82mm cũng có biên chế từ 3-4 pháo thủ với tầm bắn cũng không quá thua kém cối 100mm. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.

Về thông số kỹ thuật, cối 82mm trọng lượng chiến đấu chỉ khoảng 36kg với thành phần chiến đấu cũng gồm nòng, tấm đế, chân súng và thước ngắm quang học. Với tính năng kỹ chiến thuật trên, cối 82mm tỏ ra cơ động hơn hẳn so với cối 100mm trong biên chế đơn vị hỏa lực bộ binh trong khi đó tầm bắn của nó vẫn có thể đạt tới tầm hơn 3.000m. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.

Cận cảnh tổ đội cối 82mm của Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Thuận trong kiểm tra bắn đạn thật năm 2016. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.

Kiểm tra bắn đạn thật bài 9 súng cối 82mm, mỗi khẩu đội phải tiêu diệt 2 mục tiêu ở cự ly 500 mét và 600 mét, cơ số đạn 7 viên. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.

Trong tương lai gần súng cối vẫn thứ là hỏa lực chủ yếu trên chiến trường và ngày càng được hoàn thiện và nâng cấp để nó có thể phù hợp hơn với môi trường chiến tranh hiện đại. Ở Việt Nam, các mẫu súng cối của ta cũng đang được nâng cấp theo hướng tăng cường khả năng như việc chúng được tích hợp trên các phương tiện chiến đấu đặc chủng như xe bọc thép, xe tải đặc chủng hay thậm chí là cả khung gầm trên khung gầm xe bán tải. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.

Mời độc giả xem video: Những điều bạn cần biết về súng cối. (nguồn Military.com)

Trà Khánh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/bat-ngo-kha-nang-chien-dau-cua-sung-coi-100mm-vn-1084155.html