Bất ngờ đồ may mặc 'Made in China' lại được sản xuất tại Triều Tiên

Theo tiết lộ của các thương nhân và doanh nghiệp Trung Quốc, quần áo gắn nhãn mác “Made in China” đang được sản xuất tại Triều Tiên và xuất khẩu đi khắp thế giới.

Thương nhân, doanh nghiệp Trung Quốc vừa tiết lộ các công ty may mặc của nước này đang tăng cường sử dụng nhà máy ở Triều Tiên nhằm tận dụng nguồn lao động giá rẻ. "Chúng tôi nhận đơn đặt hàng từ khắp thế giới", một doanh nhân tại thành phố Đan Đông của Trung Quốc, gần biên giới với Triều Tiên, cho biết. Cũng giống như nhiều người khác trả lời phỏng vấn Reuters trong phóng sự, vị doanh nhân đề nghị được giữ kín danh tính vì tính chất nhạy cảm của sự việc. Theo lời ông, có hàng chục đại lý may mặc tại thành phố Đan Đông hoạt động như những bên môi giới cho các nhà cung cấp quần áo Trung Quốc và thị trường tiếp nhận là Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Nga. Thông qua "môi giới", các nhà cung cấp Trung Quốc chuyển vải và các nguyên liệu thô khác cần cho sản xuất may mặc sang các nhà máy Triều Tiên. Các xí nghiệp may mặc này một số đặt tại Siniuju - thành phố giáp với Trung Quốc, một số khác nằm ngoài rìa Bình Nhưỡng. Sau khi hoàn thiện, các sản phẩm được chuyển về Trung Quốc trước khi đi khắp thế giới. Các nhà máy tại Triều Tiên đều thuộc sở hữu nhà nước, và các công nhân Triều Tiên chỉ được trả mức lương từ 75-160 USD/tháng, thấp hơn nhiều so với mức 450-750 USD/tháng của một lao động tại Trung Quốc. Như vậy người Trung Quốc tiết kiệm được 75% khi gia công quần áo tại Triều Tiên. "Người mua hàng cuối cùng đôi khi không thể biết quần áo của họ được sản xuất tại Triều Tiên. Đây là vấn đề cực kỳ nhạy cảm", một thương nhân Trung Quốc giấu tên cho biết. Các nhà cung cấp quần áo Trung Quốc ngày càng sử dụng nhiều các nhà máy Triều Tiên, ngay cả khi dịch chuyển sản xuất sang các nước như Bangladesh và Campuchia. Dệt may là ngành xuất khẩu lớn thứ hai của Triều Tiên, sau than và các khoáng sản khác. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước này năm 2016 đạt 752 triệu USD, giúp tổng giá trị xuất khẩu tăng 4,6% lên 2,82 tỷ USD. Các biện pháp trừng phạt mới của Liên Hiệp Quốc đã triệt để cấm nước này xuất khẩu than, trong khi buôn bán thủy hải sản qua biên giới Trung-Triều cũng đã giảm mạnh. Nhưng không có lệnh cấm nào về xuất khẩu hàng dệt may. Trên thực tế, ngành công nghiệp dệt may phát triển cho thấy Bình Nhưỡng đã dần thích nghi với các lệnh trừng phạt kể từ năm 2006 khi nước này tiến hành cuộc thử nghiệm hạt nhân đầu tiên. Triều Tiên có khoảng 15 doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc lớn, mỗi doanh nghiệp vận hành vài nhà máy trên khắp cả nước, ngoài ra còn có một số công ty trung bình khác.

Thương nhân, doanh nghiệp Trung Quốc vừa tiết lộ các công ty may mặc của nước này đang tăng cường sử dụng nhà máy ở Triều Tiên nhằm tận dụng nguồn lao động giá rẻ.

"Chúng tôi nhận đơn đặt hàng từ khắp thế giới", một doanh nhân tại thành phố Đan Đông của Trung Quốc, gần biên giới với Triều Tiên, cho biết. Cũng giống như nhiều người khác trả lời phỏng vấn Reuters trong phóng sự, vị doanh nhân đề nghị được giữ kín danh tính vì tính chất nhạy cảm của sự việc.

Theo lời ông, có hàng chục đại lý may mặc tại thành phố Đan Đông hoạt động như những bên môi giới cho các nhà cung cấp quần áo Trung Quốc và thị trường tiếp nhận là Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Nga.

Thông qua "môi giới", các nhà cung cấp Trung Quốc chuyển vải và các nguyên liệu thô khác cần cho sản xuất may mặc sang các nhà máy Triều Tiên.

Các xí nghiệp may mặc này một số đặt tại Siniuju - thành phố giáp với Trung Quốc, một số khác nằm ngoài rìa Bình Nhưỡng. Sau khi hoàn thiện, các sản phẩm được chuyển về Trung Quốc trước khi đi khắp thế giới.

Các nhà máy tại Triều Tiên đều thuộc sở hữu nhà nước, và các công nhân Triều Tiên chỉ được trả mức lương từ 75-160 USD/tháng, thấp hơn nhiều so với mức 450-750 USD/tháng của một lao động tại Trung Quốc. Như vậy người Trung Quốc tiết kiệm được 75% khi gia công quần áo tại Triều Tiên.

"Người mua hàng cuối cùng đôi khi không thể biết quần áo của họ được sản xuất tại Triều Tiên. Đây là vấn đề cực kỳ nhạy cảm", một thương nhân Trung Quốc giấu tên cho biết.

Các nhà cung cấp quần áo Trung Quốc ngày càng sử dụng nhiều các nhà máy Triều Tiên, ngay cả khi dịch chuyển sản xuất sang các nước như Bangladesh và Campuchia.

Dệt may là ngành xuất khẩu lớn thứ hai của Triều Tiên, sau than và các khoáng sản khác.

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước này năm 2016 đạt 752 triệu USD, giúp tổng giá trị xuất khẩu tăng 4,6% lên 2,82 tỷ USD.

Các biện pháp trừng phạt mới của Liên Hiệp Quốc đã triệt để cấm nước này xuất khẩu than, trong khi buôn bán thủy hải sản qua biên giới Trung-Triều cũng đã giảm mạnh.

Nhưng không có lệnh cấm nào về xuất khẩu hàng dệt may.

Trên thực tế, ngành công nghiệp dệt may phát triển cho thấy Bình Nhưỡng đã dần thích nghi với các lệnh trừng phạt kể từ năm 2006 khi nước này tiến hành cuộc thử nghiệm hạt nhân đầu tiên.

Triều Tiên có khoảng 15 doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc lớn, mỗi doanh nghiệp vận hành vài nhà máy trên khắp cả nước, ngoài ra còn có một số công ty trung bình khác.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/the-gioi/bat-ngo-do-may-mac-made-in-china-lai-duoc-san-xuat-tai-trieu-tien/738135.antd