Bất ngờ dây chuyền sản xuất máy bay Yak-152 của Nga

Dù được đánh giá là một trong những máy bay huấn luyện hiện đại nhất thế giới nhưng dây chuyền lắp ráp Yak-152 lại trông khá đơn giản.

Trang quân sự Arms-Expo vừa cho đăng tải phóng sự ảnh khá đặc biệt về hoạt động bên trong dây chuyền lắp ráp máy bay huấn luyện Yak-152 của Không quân Nga tại nhà máy chế tạo máy bay Irkutsk. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Yakovlev bắt đầu khởi động dự án phát triển Yak-152 từ năm 2001, sau hơn 10 năm phát triển cuối cùng nó cũng được Bộ Quốc phòng Nga chấp nhận sau khi vượt qua đối thủ chính là Su-49. Trong ảnh là một phần dây chuyền lắp ráp Yak-152 tại Irkutsk - nó có diện tích khá khiêm tốn chỉ cho phép lắp ráp đồng thời hai nguyên mẫu cùng một lúc. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Hiện tại ngoài nguyên mẫu đầu tiên bay thử nghiệm vào hôm 19/9 thì Irkutsk đang cho sản xuất thêm ba nguyên mẫu Yak-152 để phục vụ thử nghiệm. Trong khi đó theo kế hoạch của Không quân Nga sẽ có ít nhất 150 chiếc Yak-152 sẽ được đưa vào trang bị từ năm 2017. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Giải thích cho việc dây chuyền lắp ráp hạn chế của Yak-152 - đại diện Irkutsk cho biết hiện tại nhà máy này chưa đưa vào vận hành chính thức dây chuyền lắp ráp Yak-152 cho đến năm sau. Do đó dây chuyền hiện tại chỉ phục vụ cho việc sản xuất thử nghiệm các nguyên mẫu. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Bên cạnh đó, việc sản xuất một dòng máy bay mới như Yak-152 hay bất kỳ dòng máy bay nào khác cũng cần tới đội ngũ kỹ sư cũng như công nhân có kinh nghiệm tốt nhất, và họ phải làm việc liên tục 7 ngày trong tuần để hoàn thiện các nguyên mẫu đầu tiên. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Dự kiến trong tháng 11 này Irkutsk sẽ hoàn thành việc lắp ráp ba nguyên mẫu còn lại của Yak-152. Do đó khối lượng công việc cho tổ sản xuất Yak-152 sẽ là rất lớn trong khi đó họ không có đủ nguồn nhân lực cần thiết. Nguồn ảnh: Arms-Expo. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Trong ảnh là phần cánh của một nguyên mẫu Yak-152 đang được hoàn thiện tại Irkutsk. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Sải cánh của một chiếc Yak-152 dài gần 9m với chiều dài tổng thể toàn thân 9.2m, trọng lượng cất cánh tối đa của nó chỉ tầm 2.1 tấn. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Sở dĩ việc đưa vào hoạt động dây chuyền lắp ráp Yak-152 bị tạm hoãn do Irkutsk phải tập trung vào việc sản xuất dòng máy bay chở khách thương mại MC-21 dòng sản phẩm chính của nhà máy chế tạo này trong tương lai. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Trong ảnh là phần cánh chính của các nguyên mẫu Yak-152 số 3 và số 4 đang được lắp ráp tại Irkutsk. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Trái tim của máy bay Yak-152 là mẫu động cơ Piston diesel RED A03 có công suất 360 mã lực cho phép máy bay đạt tới vận tốc bay tối đa 500km/h với tầm bay 1.400km. Thân của Yak-152 cũng được tạo thành từ vật liệu composite giúp máy bay có trọng lượng nhẹ hơn. Nguồn ảnh: Nguồn ảnh: Yaplakal.

Yak-152 cũng có thiết kế hai chỗ ngồi như nhiều dòng máy bay huấn luyện khác và máy bay có thể được điều khiển từ một trong hai vị trí ngồi trên máy bay. Bên cạnh đó Yak-152 còn được trang bị cả ghế phóng khẩn cấp SKS-94M. Nguồn ảnh: I-Korotchenko.

Được biết sau khi đưa vào trang bị Yak-152 sẽ thay thế cho dòng máy bay huấn luyện Yak-52 đã lỗi thời đang được các học viện không quân Nga sử dụng trong tình trạng cầm chừng chỉ với 100 chiếc còn có thể hoạt động. Nguồn ảnh: I-Korotchenko.

Hình ảnh các chuyên gia Irkutsk thử nghiệm tĩnh hệ thống động cơ RED A03 của nguyên mẫu Yak-152 đầu tiên trước khi cho nó bay thử nghiệm không lâu sau đó. Nguồn ảnh: UAC.

Cận cảnh nguyên mẫu máy bay huấn luyện Yak-152 số 1 bay thử nghiệm hôm 19/9 tại trung tâm thử nghiệm bay của Irkutsk. Nguồn ảnh: UAC.

Trà Khánh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/vu-khi/bat-ngo-day-chuyen-san-xuat-may-bay-yak-152-cua-nga-780685.html