Bất ngờ cách Mỹ tung đòn hủy diệt phát xít Đức năm 1943

Chiến dịch Pointblank được không quân Mỹ, Anh và Canada thực hiện vào mùa hè năm 1943 là cú giáng mạnh mẽ khiến sản lượng công nghiệp của Đức từ thời điểm này chuyển sang thế cầm cự, không thể đáp ứng đủ nhu cầu trên chiến trường.

Chiến dịch Pointblank được thực hiện với lực lượng nòng cốt là Không đoàn 8 Mỹ và Lực lượng ném bom chiến lược của Không quân Hoàng gia Anh, bắt đầu từ ngày 17/8/1943. Nguồn ảnh: BI.

Toàn bộ chiến dịch quân sự đắt đỏ này của Không quân Mỹ, Anh và Canada chỉ nhằm một mục đích duy nhất đó là gây thiệt hại về mặt chiến lược tới nền công nghiệp quốc phòng của Đức. Nguồn ảnh: BI.

Các tổ hợp công nghiệp quốc phòng mang tính chiến lược của Đức đều được đặt tại phía Nam nước này là mục tiêu tối thượng trong chiến dịch Pointblank. Nguồn ảnh: BI.

Không quân Mỹ đã có một kế hoạch cực kỳ tốn kém để thực hiện mục tiêu này. Cụ thể, phía Mỹ không vạch ra kế hoạch chi tiết. Theo đó một chiến dịch ném bom sẽ được lặp đi lặp lại liên tục nếu cần thiết, miễn là mục tiêu chiến lược của Đức trong kế hoạch đó phải bị tiêu diệt hoàn toàn. Nguồn ảnh: BI.

Sức ép quá nặng nề của Không quân ba nước Anh, Mỹ, Canada đã khiến Đức phải điều bớt chiến đấu cơ và phi công từ mặt trận phía Đông về Đức để phòng thủ. Nguồn ảnh: BI.

Với một kế hoạch táo bạo trên, thiệt hại cho phe Đồng minh cũng khủng khiếp không kém. Trong phi vụ ném bom vào thành phố công nghiệp Schweinfirt, phía Mỹ đã mất tổng cộng 60 máy bay ném bom chỉ trong một ngày, thiệt hại nhân mạng khoảng 600 thành viên phi hành đoàn. Nguồn ảnh: BI.

Kế hoạch ném bom thành phố công nghiệp Schweinfurt lần thứ hai được gọi là "Nhiệm vụ 115" diễn ra ba ngày sau đợt một, huy động tổng cộng khoảng... 1000 máy bay ném bom từ phía Đồng minh tham chiến, 88 chiếc trong số đó đã bị bắn hạ, thiệt hại 900 thành viên phi hành đoàn. Nguồn ảnh: BI.

Độ tuổi trung bình của các thành viên tổ bay thuộc lực lượng Không quân Đồng minh tham gia chiến dịch này chỉ là 22 tuổi. Nguồn ảnh: BI.

Các máy bay ném bom của Đồng minh sẽ được tiêm kích P-47 Thunderbolt yểm trợ trên đường tới mục tiêu. Tuy nhiên do tầm bay của tiêm kích có hạn, các tiêm kích P-47 chỉ đi cùng máy bay ném bom của Mỹ được đến eo biển Anh. Khi tiến qua lãnh thổ Pháp và tới Đức, các máy bay ném bom phải "tự dựa vào nhau mà sống". Nguồn ảnh: BI.

Không quân Đức cũng biết được điểm yếu này và chủ yếu chỉ đón lõng các máy bay ném bom Đồng minh ở khu vực ngoài tầm bay của tiêm kích P-47. Mặc dù vậy, số lượng lớn và hỏa lực súng máy dày đặc đã khiến những pháo đài bay B-24 của Mỹ tới được mục tiêu, ném bom và quay về. Nguồn ảnh: BI.

Mặc dù số lượng máy bay của Đồng minh bị đối phương bắn hạ là không nhiều, tuy nhiên số bị thương và hư hỏng nặng là quá lớn. Có những đợt không kích trong chiến dịch này, số lượng máy bay tham gia giảm chỉ còn 285 chiếc mặc dù trước đó có tới 1000 chiếc được huy động. Nguồn ảnh: BI.

Không có sự bảo vệ của tiêm kích, các kíp chiến đấu của Đồng minh thậm chí còn mang cả kinh thánh và tượng Chúa lên máy bay để cầu xin vận may rằng chiếc phi cơ của mình sẽ không trở thành mục tiêu của tiêm kích Đức. Nguồn ảnh: BI.

Tới đợt ném bom cuối cùng của chiến dịch này, chỉ còn 248 máy bay Đồng minh đủ khả năng tham chiến. Phía Mỹ cáo buộc đã bắn hạ tổng cộng 186 máy bay tiêm kích Đức. Tuy nhiên tài liệu của Đức sau này tiết lộ chỉ có 40 tiêm kích bị hạ. Nguồn ảnh: BI.

Trong đợt tấn công cuối cùng, 60 máy bay ném bom của Đồng minh đã bị hạ khi bay trên đất Đức, kèm theo đó là thiệt hại 642 phi hành đoàn, 5 chiếc khác bị trục trặc rơi ngay trên đất Anh; 121 chiếc bị hư hỏng nặng dù lết được về sân bay, 17 chiếc bị hư hỏng ngoài khả năng sửa chữa dù hạ cánh thành công. Chỉ 33 chiếc, chiếm 12% số lượng máy bay ném bom tham chiến có thể trở về và không bị sứt mẻ. Nguồn ảnh: BI.

Mời độc giả xem Video: Những trận không chiến nảy lửa được ghi lại trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/bat-ngo-cach-my-tung-don-huy-diet-phat-xit-duc-nam-1943-1131528.html