'Bất lực' trong cô lập Moscow: Phương Tây chống Nga là không thể?

Các chuyên gia cho rằng, bởi sự gần gũi trong các thương vụ vũ khí giữa Nga và phương Tây nên sự cô lập của châu Âu đối với Kremlin chỉ khiến cho mọi thứ trở nên lãng phí thời gian.

Thương vụ vũ khí của Nga tăng vọt

Trong khi các nền kinh tế lớn nhất tại châu Âu đang muốn thúc đẩy giao dịch với Moscow thì phần lớn các nhà ngoại giao phương Tây lại thừa nhận rằng, các trừng phạt chống lại Nga là một sự thất bại.

Tổng thống Vladimir Putin. Ảnh:FT

Nhằm nỗ lực chống lại Nga vào tháng 3/2014, các trừng phạt của phương Tây nhằm nỗ lực cô lập Moscow thông qua việc cắt giảm các giao thương với các nguồn tài chính và kinh tế.

Tuy nhiên, điều bất ngờ là Nga ngày càng thành công hơn với các thương vụ quốc tế về vũ khí trong khi vẫn chịu đòn trừng phạt gay gắt từ Mỹ.

Với thương vụ vũ khí lên tới 400 triệu đôla cho mỗi nước, rồng lửa S-400 của Nga – hệ thống phòng không tân tiến nhất thế giới hiện là tấm vé nóng nhất giúp Nga tăng vọt doanh thu ngay cả khi Washington và các đồng minh muốn tạo sức ép trừng phạt các nước mua vũ khí của Moscow.

Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ đã ký thỏa thuận với Nga mua hệ thống S-400 vào năm 2018. Các đàm phán giữa Kremlin với Iraq, Saudi Arabia và Qatar mua rồng lửa S-400 cũng đang tiếp tục.

"Không có câu hỏi về sự cô lập của Nga. Không ai thậm chí nói về điều đó. Có sự đột phá lớn bởi Trung Quốc và Ấn Độ. Thông điệp là rằng Nga vẫn đang mở cửa tăng cường các hoạt động kinh tế",

Tổng biên tập tạp chí Xuất khẩu Vũ khí của Nga Andrei Frolov cho biết trên tờ Financial Times.

Các biện pháp của Mỹ nhằm trừng phạt Moscow đã không đạt được mục tiêu. Thậm chí nhiều nhà ngoại giao và tài chính còn cho rằng, các trừng phạt của Washington là một sự thất bại hoàn toàn.

Tờ Financial Times cho biết, việc mở rộng quan hệ giữa Bắc Kinh và Moscow liên tục khiến Mỹ gia tăng nỗ lực nhằm ngăn chặn Moscow tiếp cận với các cơ chế thương mại và tài chính. Trong khi đó, Kremlin vẫn tiếp tục tăng cường ảnh hưởng ngoại giao toàn cầu.

Israel, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia vẫn tiếp tục khoe khoang mối quan hệ nồng ấm với Moscow, cho phép Nga mở rộng tầm ảnh hưởng tại Trung Đông ngay cả khi Mỹ đã giảm dần sự hiện diện ở khu vực này.

Nhu cầu gia tăng của châu Âu đối với dầu và khí đốt của Nga đang ngày càng gia tăng thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài của châu lục này vào Nga. Các nhà lãnh đạo châu Âu cũng tiến hành hàng loạt các chuyến thăm ngoại giao tới Nga – một động thái đang đi ngược lại với giọng điệu cứng rắn từ phương Tây trong bối cảnh vẫn ủng hộ trừng phạt của Washington.

"Cô lập Nga là không thể"

Điều nguy hiểm nhất trong hệ thống phòng thủ S-400 là có thể tàn phá chương trình trừng phạt chống Moscow của Wasshington và chấm dứt nỗ lực của Mỹ nhằm cô lập Nga với thế giới.

Trong việc cân nhắc phương Tây có thể có được thành công trong việc cô lập Nga về tài chính và chính trị Nga hay không, các chuyên gia Nga vẫn muốn nói to những gì các nhà phân tích phương Tây tiếp tục giữ im lặng.

"Cô lập là không thể. Điều đó là rõ ràng. Hiện tại, có quá nhiều lựa chọn cho Moscow trên trường quốc tế",

Ông Andrei Bystritsky, chủ tịch Câu lạc bộ Thảo luận Valdai, nhận định.

"Điều này rõ ràng là đang tìm cách cô lập Nga hay chính Mỹ đang tự cô lập chính mình. Thậm chí rằng, nhiều quốc gia châu Âu đang xây dựng chính sách Nga độc lập", một nhà ngoại giao châu Á tại Moscow nói trong điều kiện giấu tên cho biết.

Liệu Đảng Dân chủ có thể lấy lại đà tiếp tục gây sức ép với Nga sau bầu cử giữa kỳ Tổng thống Mỹ hay không. Tuy nhiên, nhu cầu toàn cầu đối với vũ khi Nga vẫn không thể tránh khỏi, bằng chứng dễ thấy nhất là thỏa thuận vũ khí trị giá 5 tỷ đôla với Ấn Độ. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một thỏa thuận vũ khí trị giá 5,43 tỷ USD, theo đó, chuyển giao 5 hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không S-400 của Nga cho Ấn Độ. Thương vụ này nằm trong một chương trình quốc phòng lớn hơn, bao gồm việc Nga bán 4 tàu khu trục lớp Đô đốc Grigorovich cho Ấn Độ, cho thuê một tàu ngầm hạt nhân lớp Akula, và tham gia vào một công ty liên doanh với Delhi sản xuất trực thăng Ka-226T.

Lựa chọn Nga là nhà cung cấp vũ khí của New Delhi đã làm dấy lên những phản ứng trái chiều từ Washington trong bối cảnh hiện tại – khi Nga và Mỹ liên tục leo thang căng thẳng. Trong khoảng thời gian trước khi thỏa thuận trên được công bố, chính phủ Mỹ đã cảnh báo Ấn Độ rằng, việc mua hệ thống S-400 sẽ là một hành vi có thể sẽ vi phạm CAATSA - Đạo luật chống lại các đối thủ của Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt. CAASTA được xây dựng để chuyển hướng các thương vụ quân sự ra khỏi Iran, Nga, và Triều Tiên.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhấn mạnh tham vọng ảnh hưởng toàn cầu của Moscow với thế giới.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục xu thế thị trường vũ khí toàn cầu, tiếp nhận sự hợp tác năng động và thuận tiện mới với các đối tác. Điều này là quan trọng hơn ở hoàn cảnh hiện tại khi các đối thủ cạnh tranh của chúng tôi thường xuyên có các hành động không đúng thông qua việc sử dụng trừng phạt chính trị", Tổng thống Putin nói trong cuộc gặp gần đây.

Hồng Nhung

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/bat-luc-trong-co-lap-moscow-phuong-tay-chong-nga-la-khong-the-20181113152322025.htm