Bất động sản cao cấp mất thế 'thượng phong'

Đó là thông tin đáng chú ý vừa được các chuyên gia chia sẻ tại buổi hội thảo 'Thị trường bất động sản Việt Nam 2017-2018' diễn ra sáng 9/12.

Theo ông Nguyễn Quốc Anh, Phó tổng Giám đốc Đại Việt, trong năm 2017, thị trường nhà ở cung vượt cầu, hầu hết các dự án đều tiêu thụ chậm. Tính đến tháng 10/2017, chí có khoảng 102 căn hộ hạng sang được chào bán, giám đến 95% so với cùng thời điểm 2016. Với 5206 căn hộ mới được tung ra, phân khúc cao cấp giảm 23% so với cùng kỳ. Không chỉ sụt giảm về nguồn cung, phân khúc hạng sang, cao cấp còn sụt giảm về giao dịch. 10 tháng qua, tổng giao dịch toàn thị trường của hai phân khúc trên tương ứng 473 căn và 5390 (giảm 58% và 25% so với cùng kỳ). Diễn biến trái ngược, phân khúc trung và cao cấp lại dẫn đầu thị trường về tỷ lệ hấp thụ. Cụ thể, phân khúc trung cấp có khoảng 13.170 căn hộ giao dịch thành công, tăng 25% so với năm 2016. Phân khúc bình dân là 4595 căn bán ra, tăng 6,5%.

 Phân khúc trung và cao cấp lại dẫn đầu thị trường về tỷ lệ hấp thụ

Phân khúc trung và cao cấp lại dẫn đầu thị trường về tỷ lệ hấp thụ

Về tầm nhìn thị trường bất động sản Hà Nội trong 10 năm tới, ông Nguyễn Thanh Hưng - Phó Chủ tịch HĐQT Cengroup dự đoán xuất hiện ngày càng phổ biến các đại đô thị với xấp xỉ 600.000 người đến 1000.000 dân. Vị này viện dẫn, việc Hà Nội vừa bấm nút thông qua quy hoạch đô thị vệ tinh Hòa Lạc sẽ tạo tiền đề cho 4 khu đô thị vệ tinh còn lại Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn phát triển. Vì thế, ông Hưng cho rằng nên cẩn thận với những nhà ở riêng rẽ do khó cạnh tranh đối với những đại đô thị phát triển đồng bộ về quy mô, chất lượng sống.
Trong khi đó, về thị trường tài chính cho bất động sản, ông Cấn Văn Lực - Cố vấn cấp cao Chủ tịch HĐQT (Hàm Phó TGĐ) Ngân hàng BIDV kiêm Giám đốc Trường Đào tạo BIDV cho biết, định giá, xử lý tài sản bất động sản còn khó khăn, kéo dài; các thị trường liên quan (vốn, vật liệu xây dựng, xây dựng, lao động...) phát triển chưa đồng bộ và chưa tương thích với thị trường bất động sản (về sản phẩm, chu kỳ, vòng quay....) cũng là một trong những tác nhân không nhỏ gây tồn kho. Về lâu dài, để thị trường phát triển bền vững, theo ông Lực nên thành lập quỹ tín thác bất động sản. Quỹ này sẽ đứng ra gom tiền nhà đầu tư, phát hành chứng chỉ đầu tư cho các nhà đầu tư, chứng chỉ khác so với chứng chỉ thông thường giống như cổ phiếu mua đi bán lại nên thanh khoản cao và hàng năm nhận cổ tức như cổ phiếu. Hiện Singapore và Nhật Bản đang triển khai mô hình này và Việt Nam hoàn toàn có thể làm được. Đồng thời phải có cơ quan cho vay tái thế chấp nhà ở mua lại nợ bất động sản của ngân hàng mà không ai mua, Malaysia cũng đang rất thành công với mô hình này, tạo tính thanh khoản cao. Hi vọng năm 2015 sẽ có. Chứng khoán hóa thị trường bất động sản đi sau nhưng vẫn nêu có đòi hỏi cơ quan tư vấn pháp luật. Phải có trung tâm định giá tài sản độc lập gồm cả bất động sản nhà đầu tư, người mua nhà đều cần. Ngoài ra, liên quan đến môi trường thủ tục đầu tư và room cho nhà đầu tư nước ngoài hi vọng Luật sắp tới sẽ mở cửa hơn.

Vân Hằng

Nguồn KTĐT: http://kinhtedothi.vn/bat-dong-san-cao-cap-mat-the-thuong-phong-304984.html