Bắt chước Việt Nam, Mỹ biến vận tải cơ thành oanh tạc cơ

Trong quá khứ, Việt Nam từng biến vận tải cơ An-26 thành máy bay ném bom và giờ Mỹ đang thực hiện điều tương tự với vận tải cơ C-17.

Trong quá khứ, Việt Nam vừa khiến thế giới phải bất ngờ khi cải biên thành công vận tải cơ An-26 thành máy bay ném bom để sử dụng trên chiến trường Tây Nam. Tới tận nửa thế kỷ sau khi "công trình" của chúng ta kết thúc, Mỹ đã lại áp dụng ý tưởng này trên chiếc vận tải cơ C-17.

Trong quá khứ, Việt Nam vừa khiến thế giới phải bất ngờ khi cải biên thành công vận tải cơ An-26 thành máy bay ném bom để sử dụng trên chiến trường Tây Nam. Tới tận nửa thế kỷ sau khi "công trình" của chúng ta kết thúc, Mỹ đã lại áp dụng ý tưởng này trên chiếc vận tải cơ C-17.

Mỹ vừa có bước cải tiến mang tính cách mạng để tạo ra một loại máy bay tấn công tầm xa khủng khiếp nhất thế giới, đó chính là việc tích hợp tên lửa hành trình tầm xa AGM-158 lên máy bay vận tải hạng nặng C-17.

Các tên lửa này xếp lại với nhau và được thả từ máy bay vận tải hạng nặng. Mỗi chiếc C-17 có thể mang theo số lượng cực lớn tên lửa hành trình tầm xa để hủy diệt các mục tiêu của đối phương.

Máy bay vận tải C-17 có thể bay ngoài tầm với của các hệ thống phòng không, sau đó đồng loạt thả tên lửa hạ gục các mục tiêu của đối phương.

Giới quan sát đánh giá, với việc kết hợp từ C-17 và AGM-158, Mỹ có loại máy bay tấn công đáng sợ có khả năng mang khối lượng vũ khí lớn hơn cả pháo đài bay B-1B , B-2 và B-52.

Sử dụng tên lửa hành trình để tung đòn tấn công chính xác từ xa, triệt tiêu sức đề kháng của đối phương là cách mà Mỹ thường bắt đầu lâu nay

Trong cuộc không kích vào các mục tiêu bị cáo buộc là cơ sở sản xuất và tàng trữ vũ khí hóa học tại Syria vào năm 2018, Không quân Mỹ đã lần đầu tiên sử dụng tên lửa hành trình tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-158 JASSM.

AGM-158 JASSM là một trong số những loại tên lửa hành trình tầm xa mạnh nhất thế giới hiện nay.

Tên lửa AGM-158 JASSM được phát triển từ nửa sau thập kỷ 1990 của thế kỷ trước và được áp dụng công nghệ tàng hình.

Việc thử nghiệm tên lửa này bắt đầu vào năm 1999.

Loại tên lửa hành trình này được thiết kế để tấn công các mục tiêu quan trọng như sở chỉ huy, căn cứ, công sự phòng ngự nổi hoặc chìm.

Rất khó để đối phương phát hiện loại tên lửa hành trình này, trước khi bị nó hạ gục

AGM-158 có thể được mang trên nhiều loại máy bay chiến đấu Mỹ gồm: oanh tạc cơ chiến lược B-1/2/52; các tiêm kích đa năng F-15/16/35, F/A-18 và kể cả máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3C Orion, tuy nhiên số lượng tên lửa mang theo không nhiều.

Máy bay ném bom B-1B có thể mang được tới 24 tên lửa hành trình AGM-158 JASSM. Tuyên nhiên một khi C-17 cải tiến thì số tên lửa mang theo có thể gấp hơn hai lần chiếc B-1B.

Tên lửa AGM-158 JASSM có chiều dài 4,72m, sải cánh 2,4m, nặng 975kg, riêng đầu đạn có trọng lượng 450kg.

Tên lửa lắp động cơ tuốc bin phản lực Teledyne CAE J402-CA-100 cho tầm bắn 370km, biến thể AGM-158B đạt tầm bắn tới 1.000km.

Theo Việt Hùng/ANTĐ

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/bat-chuoc-viet-nam-my-bien-van-tai-co-thanh-oanh-tac-co-1478129.html